Chế độ thai sản cho người khuyết tật hiện nay như thế nào? Người thân trong cơ sở bảo trợ có được hưởng chính sách gì hay không?

Cho tôi hỏi người khuyết tật mang thai, nuôi con nhỏ được hưởng chế độ thai sản như thế nào? Nhà tôi có thêm một thành viên đang được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo hộ vây cho tôi hỏi có được hưởng chính sách gì trong đó hay không? Xin cảm ơn đã tư vấn!

Người khuyết tật mang thai, nuôi con nhỏ được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lao động nữ mang thai;

+ Lao động nữ sinh con;

+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

- Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, theo quy định trên thì bạn là người khuyết tật nhưng không thuộc trường hợp là người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội. Cho nên trường hợp của bạn chỉ như người bình thường mang thai mà thôi không được hưởng chế độ thai sản bạn nhé.

Tuy nhiên, nếu bạn thuộc trường hợp lao động nữ và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản như nêu trên thì vẫn được hưởng một cách bình thường bạn nhé.

Chế độ thai sản người khuyết tật

Chế độ thai sản người khuyết tật

Các chế độ cho người khuyết tật hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:

- Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

+ Người khuyết tật nặng.

- Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

+ Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Do đó, nếu nữ lao động khuyết tật nặng hay đặc biệt nặng mà mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bên cạnh trợ cấp xã hội mà người này được hưởng do bản thân bị khuyết tật.

Như vậy có hai khoản hỗ trợ mà phụ nữ khuyết tật nặng, đặc biệt nặng khi mang thai được hưởng là trợ cấp xã hội hàng tháng dành cho người khuyết tật nặng và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng dành cho người khuyết tật mang thai.

Việc nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội như thế nào?

Căn cứ Điều 45 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội như sau:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

- Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:

+ Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;

+ Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;

+ Mua thẻ bảo hiểm y tế;

+ Mua thuốc chữa bệnh thông thường;

+ Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;

+ Mai táng khi chết;

+ Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.

- Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí quy định tại khoản 2 Điều này.

Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật ra sao?

Căn cứ Điều 48 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật như sau:

- Tuân thủ điều kiện hoạt động của cơ sở chăm sóc người khuyết tật; thực hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở.

- Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Như vậy, trên đây là toàn bộ bài tư vấn gửi đến bạn tham khảo thêm để có thông tin về quy định hiện hành bạn nhé.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,676 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào