Chế độ làm việc theo ban của nhân viên đường sắt là gì? Các chức danh nhân viên đường sắt nào làm việc theo ban?
Chế độ làm việc theo ban của nhân viên đường sắt là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Chế độ làm việc theo ban là chế độ người lao động luân phiên thay nhau làm việc liên tục cả ban ngày và ban đêm (24 giờ liên tục) của tất cả các ngày trong năm để thực hiện các công việc theo yêu cầu của vận tải đường sắt và bảo đảm cho người lao động có đủ thời giờ để nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật lao động.
2. Thời gian lên ban là độ dài thời gian quy định người lao động có mặt tại nơi làm việc trong một ngày (24 giờ) để thực hiện công việc được giao, bao gồm thời gian chuẩn bị, thời gian tác nghiệp, thời gian thường trực nghỉ tại chỗ và thời gian kết thúc công việc theo quy định của công nghệ vận tải đường sắt.
3. Thời gian xuống ban là độ dài thời gian quy định nghỉ sau khi hết ban để chuyển sang ban sau.
4. Chế độ làm việc trên đoàn tàu là chế độ người lao động luân phiên thay nhau làm việc liên tục trên đoàn tàu để đảm bảo hành trình chạy tàu và có đủ thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
5. Hành trình chạy tàu là thời gian đoàn tàu chạy từ ga xuất phát đến ga quay đầu theo biểu đồ chạy tàu và bao gồm cả thời gian tác nghiệp cần thiết tại ga xuất phát, ga quay đầu theo quy định của công nghệ vận tải đường sắt.
6. Thời giờ thực hiện công việc cần thiết trong ngày (24 giờ liên tục) là thời giờ được xác định căn cứ vào nhiệm vụ khối lượng công việc, định mức lao động, kể cả thời giờ chuẩn bị và kết thúc công việc, không bao gồm thời giờ thường trực nghỉ tại chỗ trong quá trình lên ban của người lao động.
Chế độ làm việc theo ban của nhân viên đường sắt là chế độ người lao động luân phiên thay nhau làm việc liên tục cả ban ngày và ban đêm (24 giờ liên tục) của tất cả các ngày trong năm để thực hiện các công việc theo yêu cầu của vận tải đường sắt và bảo đảm cho người lao động có đủ thời giờ để nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật lao động.
- Thời gian lên ban là độ dài thời gian quy định người lao động có mặt tại nơi làm việc trong một ngày (24 giờ) để thực hiện công việc được giao, bao gồm thời gian chuẩn bị, thời gian tác nghiệp, thời gian thường trực nghỉ tại chỗ và thời gian kết thúc công việc theo quy định của công nghệ vận tải đường sắt.
- Thời gian xuống ban là độ dài thời gian quy định nghỉ sau khi hết ban để chuyển sang ban sau.
Chế độ làm việc theo ban của nhân viên đường sắt là gì? (Hình từ Internet)
Các chức danh nhân viên đường sắt nào làm việc theo ban?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc theo ban
1. Các chức danh nhân viên đường sắt làm việc theo ban
a) Nhân viên điều độ chạy tàu thuộc Trung tâm Điều hành Giao thông vận tải đường sắt tại các khu vực;
b) Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các điểm lên xuống ban, điểm giao nhận hoặc tác nghiệp đầu máy, toa xe;
c) Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các ga, trạm phục vụ cho công tác chạy tàu và vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển hàng hóa;
d) Nhân viên tuần, gác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt (đường, cầu, hầm, đường ngang, cầu chung, nhà ga);
đ) Nhân viên thông tin, tín hiệu, điện thường trực tại các ga, trạm, đường ngang và các cung nguồn, tổng đài.
...
Như vậy, các chức danh nhân viên đường sắt làm việc theo ban bao gồm:
- Nhân viên điều độ chạy tàu thuộc Trung tâm Điều hành Giao thông vận tải đường sắt tại các khu vực;
- Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các điểm lên xuống ban, điểm giao nhận hoặc tác nghiệp đầu máy, toa xe;
- Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các ga, trạm phục vụ cho công tác chạy tàu và vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển hàng hóa;
- Nhân viên tuần, gác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt (đường, cầu, hầm, đường ngang, cầu chung, nhà ga);
- Nhân viên thông tin, tín hiệu, điện thường trực tại các ga, trạm, đường ngang và các cung nguồn, tổng đài.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt nào làm việc theo ban như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc theo ban:
- Các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ:
+ Thời gian lên ban không quá 06 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong 1 tháng là 13 ban;
- Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm có thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ (không tính thời gian giao nhận ban):
+ Thời gian lên ban không quá 08 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 22,5 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 15 ban;
- Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ:
+ Thời gian lên ban không quá 8 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 17 ban;
- Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc tương đối nhiều, nhưng không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết trong ngày không quá 16 giờ:
+ Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 21 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 24 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 10,5 ban);
- Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc không nhiều, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 12 giờ:
+ Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 24 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 13 ban);
- Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 08 giờ:
+ Thời gian lên ban không quá 16 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 08 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 03 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 48 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 08 ban - Trường hợp này phải được sự đồng ý của người lao động).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.