Chế độ kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện như thế nào?
- Khi thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại Tòa án nhân dân tối cao cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Chế độ kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện như thế nào?
- Khi phát hiện cháy nổ tại cơ quan, đơn vị thì cán bộ công chức Tòa án nhân dân tối cao cần xử lý như thế nào?
Khi thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại Tòa án nhân dân tối cao cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về nguyên tắc phòng cháy chữa cháy như sau:
Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lấy phòng ngừa là chính.
2. Mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trước tiên phải được thực hiện bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và ưu tiên cho việc cứu người.
3. Khi thực hiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cần bảo đảm an toàn tuyệt đối với người, phương tiện; đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Như vậy, khi thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại Tòa án nhân dân tối cao cần tuân thủ những nguyên tắc theo quy định pháp luật nêu trên.
Chế độ kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Chế độ kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy như sau:
Chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy
1. Chế độ tự kiểm tra
Hàng ngày, nhân viên bảo vệ cơ quan có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng nguồn điện, nguồn nhiệt tại các tòa nhà làm việc để kịp thời phát hiện khắc phục các tồn tại, nguy cơ mất an toàn, sự cố nếu có.
2. Chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất
a) Hàng Quý (03 tháng), Ban Chỉ huy và Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở kiểm tra công tác bảo đảm về an toàn về phòng cháy chữa cháy trong cơ quan 01 lần; 06 tháng 01 lần phối hợp với cơ quan Công an tổ chức kiểm tra toàn diện về phòng cháy chữa cháy đối với cơ quan, đơn vị.
b) Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ huy.
c) Biên bản kiểm tra công tác an toàn về phòng cháy chữa cháy được lập theo mẫu do Bộ Công an quy định.
Hàng ngày, nhân viên bảo vệ tại Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng nguồn điện, nguồn nhiệt tại các tòa nhà làm việc để kịp thời phát hiện khắc phục các tồn tại, nguy cơ mất an toàn, sự cố nếu có.
Ngoài ra việc kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy còn được Ban Chỉ huy và Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở thực hiện định và đột xuất:
(1) Hàng Quý (03 tháng), Ban Chỉ huy và Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở kiểm tra công tác bảo đảm về an toàn về phòng cháy chữa cháy trong cơ quan 01 lần; 06 tháng 01 lần phối hợp với cơ quan Công an tổ chức kiểm tra toàn diện về phòng cháy chữa cháy đối với cơ quan, đơn vị.
(2) Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ huy.
Khi phát hiện cháy nổ tại cơ quan, đơn vị thì cán bộ công chức Tòa án nhân dân tối cao cần xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy như sau:
Xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy
1. Người phát hiện xảy ra cháy:
a) Bằng mọi cách báo cháy ngay cho những người xung quanh biết và báo cho Ban chỉ huy, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, những người, đơn vị có liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy.
b) Hướng dẫn mọi người thoát nạn: Hướng thoát cần tránh xa khu vực xảy ra cháy và tạo lối cho lực lượng phương tiện chữa cháy tiếp cận điểm cháy.
c) Nhanh chóng cắt điện khu vực bị cháy.
d) Sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ để dập cháy, chống cháy lan.
2. Đội trưởng, Đội phó Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, ngoài các công việc trên, còn thực hiện các công việc sau:
a) Phân công, cử người đón, chỉ dẫn xe chữa cháy; giám sát, bảo vệ hiện trường và cứu tài sản.
b) Huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy khác (nếu có).
c) Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật để chữa cháy.
3. Khi chữa cháy:
a) Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
b) Nếu đám cháy ngoài trời phải đứng trước chiều gió. Nếu có từ hai đám cháy trở lên thì có thể ưu tiên dập đám cháy phía đầu gió.
c) Tuyệt đối không dùng chất lỏng (nước, bọt...) để chữa cháy thiết bị điện, mạng điện; có đất đèn, kim loại kiềm, hóa chất...
d) Trường hợp cấp thiết, lực lượng phòng cháy chữa cháy được phép mở cửa, phá khóa trong khi chữa cháy, thoát hiểm...
đ) Việc thông báo sự cố và diễn biến cháy, người bị nạn, tài sản liên quan phải trung thực, đến đúng người có trách nhiệm. Việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phải tuân thủ đúng quy định. Không được tự ý phát ngôn, phát ngôn sai sự thật, thiếu trách nhiệm hoặc cho người không liên quan, không có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Theo đó, khi phát hiện cháy nổ tại cơ quan, đơn vị thì cán bộ công chức Tòa án nhân dân tối cao cần:
(1) Bằng mọi cách báo cháy ngay cho những người xung quanh biết và báo cho Ban chỉ huy, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, những người, đơn vị có liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy.
(2) Hướng dẫn mọi người thoát nạn: Hướng thoát cần tránh xa khu vực xảy ra cháy và tạo lối cho lực lượng phương tiện chữa cháy tiếp cận điểm cháy.
(3) Nhanh chóng cắt điện khu vực bị cháy và sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ để dập cháy, chống cháy lan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.