Chế độ họp của Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao gồm có những cuộc họp nào? Chế độ báo cáo của Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện định kỳ như thế nào?
Chế độ họp của Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao gồm có những cuộc họp nào?
Căn cư khoản 1 Điều 19 Quy chế làm việc của Ban thư ký ban hành kèm theo Quyết định 16/QĐ-TANDTC năm 2012 quy định chế độ họp của Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Chế độ họp
1. Chế độ họp của Ban Thư ký gồm: Họp hàng tháng, họp sơ kết 6 tháng, họp tổng kết năm. Trong trường hợp cần thiết Trưởng ban quyết định việc họp đột xuất.
2. Họp hàng tháng được tiến hành trước ngày 5 hàng tháng để kiểm điểm công tác tháng trước và xây dựng, chương trình công tác tháng tiếp theo.
3. Tại cuộc họp hàng tháng của đơn vị do Trưởng ban chủ trì, Trưởng phòng Tổng hợp (hoặc Phó Trưởng phòng Tổng hợp được Trưởng phòng ủy quyền) đọc báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện công tác của Ban Thư ký, đánh giá kết quả công việc và nêu những kiến nghị; đồng thời, đề xuất chương trình công tác tháng, quý tiếp theo của đơn vị và các giải pháp thực hiện; các cán bộ, công chức phát biểu bổ sung; Trưởng ban nhận xét, đánh giá và kết luận, phân công thực hiện kế hoạch công tác của tháng tiếp theo đối với các Phó Trưởng ban, các phòng chức năng và các cán bộ, công chức. Phòng Tổng hợp cử cán bộ ghi biên bản nội dung cuộc họp. Kết quả công tác hàng tháng là một trong các căn cứ để xét thi đua trong năm của cán bộ, công chức.
4. Họp sơ kết 6 tháng do Trưởng ban chủ trì được tiến hành chậm nhất vào tuần cuối cùng của tháng thứ sáu theo năm công tác để kiểm điểm, đánh giá tình hình và kết quả công tác trong 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm.
5. Họp tổng kết năm do Trưởng ban chủ trì được tiến hành chậm nhất vào tuần cuối cùng của tháng theo năm công tác để kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác trong năm, đề ra phương hướng, kế hoạch công tác năm tiếp theo; đồng thời tổng kết công tác thi đua của năm và tiến hành bình xét thi đua của đơn vị và các cán bộ, công chức trong đơn vị.
Như vậy, chế độ họp của Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao gồm những cuộc họp sau đây: Họp hàng tháng, họp sơ kết 6 tháng, họp tổng kết năm. Trong trường hợp cần thiết Trưởng ban quyết định việc họp đột xuất.
Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo của Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện định kỳ như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế làm việc của Ban thư ký ban hành kèm theo Quyết định 16/QĐ-TANDTC năm 2012 quy định như sau:
Chế độ báo cáo
1. Trưởng ban có trách nhiệm báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Ban Thư ký.
2. Chế độ báo cáo của Ban Thư ký được thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban yêu cầu các phòng chức năng báo cáo đột xuất về kết quả công tác.
3. Đối với báo cáo hàng tháng, chậm nhất là ngày cuối cùng hàng tháng, Trưởng phòng Phòng Hình sự - Lao động - Kinh doanh thương mại - Hành chính và Trưởng phòng Dân sự có trách nhiệm cung cấp số liệu công việc trong tháng của phòng mình cho Phòng Tổng hợp để tổng hợp số liệu, dự thảo báo cáo công tác của Ban Thư ký báo cáo Trưởng ban.
4. Đối với báo cáo quý, 6 tháng, năm, Trưởng ban quyết định thời hạn cung cấp, tổng hợp số liệu công tác.
Như vậy, chế độ báo cáo của Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban yêu cầu các phòng chức năng báo cáo đột xuất về kết quả công tác.
Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao làm việc theo nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế làm việc của Ban thư ký ban hành kèm theo Quyết định 16/QĐ-TANDTC năm 2012 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ban Thư ký làm việc theo chế độ thủ trưởng và bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự chỉ đạo điều hành thống nhất của Trưởng ban trong các lĩnh vực công tác của đơn vị; có sự phân công, xác định trách nhiệm giữa Trưởng ban và các Phó Trưởng ban, các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng chức năng và các cán bộ, công chức của Ban Thư ký; đề cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của đơn vị và cá nhân.
2. Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ giao một phòng chức năng, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Nếu công việc đã được giao cho phòng chức năng thì Trưởng phòng đó phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công.
3. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, Quy chế làm việc của ngành, đơn vị và theo sự chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của mỗi cán bộ, công chức; đề cao sự phối hợp trong công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định.
5. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.
Như vậy, Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao làm việc theo chế độ thủ trưởng và bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự chỉ đạo điều hành thống nhất của Trưởng ban trong các lĩnh vực công tác của đơn vị; có sự phân công, xác định trách nhiệm giữa Trưởng ban và các Phó Trưởng ban, các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng chức năng và các cán bộ, công chức của Ban Thư ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.