Chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với con của thương binh nặng 83% được pháp luật quy định như thế nào?

Bố của tôi là thương binh nặng (82%). Tôi 23 tuổi vẫn được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) vì còn đi học đại học. Vậy, sau khi tốt nghiệp, vài năm sau đi học tiếp thì tôi có được cấp thẻ BHYT nữa không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế như sau:

- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.

- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.

- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.

- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với con của thương binh nặng 83% được pháp luật quy định như thế nào?

Chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với con của thương binh nặng 83% được pháp luật quy định như thế nào?

Chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với con của thương binh nặng 83% được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 1 và Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

Trường hợp con của thương binh có thể thuộc một 1 trong 2 (hoặc đồng thời) nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sau:

* Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

"1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức."

* Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

"[...]

12. Thân nhân của người có công, trừ các đối tượng quy định tại khoản 11 Điều này (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2022), gồm:

a) Vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi hoặc khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

d) Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học."

Trường hợp đồng thời thuộc cả 2 nhóm thì xử lý theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014: "Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này."

Trường hợp của anh, vì nội dung câu hỏi chưa rõ sau khi tốt nghiệp vài năm anh có thể đi làm hoặc tham gia BHYT theo đối tượng khác hoặc chỉ đi học. Vì vậy, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà anh sẽ thuộc diện được Nhà nước cấp thẻ BHYT hoặc có trách nhiệm đóng BHYT.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,149 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào