Chạy xe máy tống 3 bị phạt tối đa bao nhiêu tiền? Chạy xe máy tống 3 không bị xử phạt trong những trường hợp nào?

Cho em hỏi chạy xe máy tống 3 bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền vậy ạ? Có trường hợp nào chạy xe máy tống 3 mà không bị xử phạt không? Nếu có thì đó là những trường hợp nào vậy ạ? Nhờ anh/chị giải đáp giúp em - Bạn Thu Linh (TPHCM).

Chạy xe máy tống 3 không bị xử phạt trong những trường hợp nào?

Chạy xe máy tống 3 là một hành vi rất phổ biến hiện nay, tống 3 ở đây có thể hiểu là 01 người điều khiển xe máy và chở 02 người ngồi sau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi này? Có trường hợp nào được phép tống 3 hay không?

Căn cứ theo Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay, người điều khiển xe máy chỉ được phép chở tối đa 01 người. Tuy nhiên, khi thuộc một trong 03 trường hợp sau đây thì người điều khiển xe máy sẽ được chở tối đa 02 người (tức tống 3):

- Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

- Trẻ em dưới 14 tuổi.

Chạy xe tống 3

Chạy xe máy tống 3 bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Chạy xe máy tống 3 bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm l khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi điều khiển xe máy chở quá số người quy định sẽ bị xử phạt như sau:

(1) Chở theo 02 người trên xe

Mức phạt tiền: Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

Lưu ý: Trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, chở trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt.

(2) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

Mức phạt tiền: Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Như vậy, hành vi chạy xe máy tống 3 (01 người chạy xe chở theo 02 người) có thể bị xử phạt cao nhất lên đến 400.000 đồng và thấp nhất là 300.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe máy chở thêm từ 03 người thì mức phạt tiền sẽ từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Đồng thời, theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi nêu trên mà gây tai nạn giao thông thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Chạy xe máy tống 3 có bị lập biên bản vi phạm hành chính hay không?

Theo khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Như vậy, chỉ trong trường hợp cá nhân vi phạm bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng, tổ chức bị phạt tiền đến 500.000 đồng thì mới không bị lập biên bản.

Trường hợp chạy xe máy tống 3 thì mức phạt tiền sẽ từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nên không thuộc vào trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
31,260 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào