Chạy xe máy bằng 1 tay có bị xử phạt hành chính hay không? Chạy xe máy bằng 1 tay phải đem đầy đủ những loại giấy tờ nào khi tham gia giao thông?
Chạy xe máy bằng 1 tay có bị xử phạt hành chính hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Chiếu theo quy định trên thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi như:
- Đi xe dàn hàng ngang
- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác
- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính
- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh
-Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông
Mặt khác, cả Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bằng Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng chỉ quy định phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự (kể cả xe máy điện) có hành vi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe,...
Tuy nhiên lại không có quy định nào xử phạt hành vi điều khiển xe máy bằng một tay. Cho nên, việc chạy xe máy bằng 1 tay không phải là hành vi bị nghiêm cấm và tất nhiên sẽ không bị xử phạt.
* Lưu ý: rằng việc chạy xe máy bằng 1 tay cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng phản xạ và xử lý tình huống của người lái xe, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn giao thông dẫn đến xử lý hình sự không đáng có.
Chạy xe máy bằng 1 tay có bị xử phạt hành chính hay không? Chạy xe máy bằng 1 tay phải đem đầy đủ những loại giấy tờ nào khi tham gia giao thông? (Hình từ Internet)
Chạy xe máy bằng 1 tay phải đem đầy đủ những loại giấy tờ nào khi tham gia giao thông?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, đối chiếu quy định thì mặc dù người chạy xe máy bằng 1 tay nhưng vẫn phải đem đầy đủ những loại giấy tờ sau:
(1) Đăng ký xe;
(2) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới (ví dụ chạy xe máy thì có thể là GPLX hạng A1 hoặc A2);
(3) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
(4) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Chạy xe máy bằng 1 tay đồng thời còn lạng lách đánh võng thì có bị nghiêm cấm không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
...
Như vậy, chạy xe máy bằng 1 tay đồng thời còn lạng lách đánh võng thì là một trong những hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.