Cháy nhà, cháy chung cư gọi 114 để báo cháy hay báo cháy bằng hiệu lệnh? Ai tham gia chữa cháy?

Cháy nhà, cháy chung cư gọi 114 để báo cháy hay báo cháy bằng hiệu lệnh? Phát hiện cháy nhà, cháy chung cư thì ai phải tham gia chữa cháy? 3 biện pháp cơ bản trong chữa cháy là gì? Có thể huy động những ai để chữa cháy? Nguồn nước để chữa cháy là nguồn nước nào?

Cháy nhà, cháy chung cư gọi 114 để báo cháy hay báo cháy bằng hiệu lệnh?

Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định:

Thông tin báo cháy và chữa cháy
Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.
Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước là 114. Phương tiện thông tin liên lạc phải được ưu tiên để phục vụ báo cháy, chữa cháy.

Như vậy, khi có sự cố cháy nhà, cháy chung cư, người dân có thể thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc gọi số điện thoại 114 để báo cháy.

Cháy nhà, cháy chung cư gọi 114 để báo cháy hay báo cháy bằng hiệu lệnh? Ai tham gia chữa cháy?

Cháy nhà, cháy chung cư gọi 114 để báo cháy hay báo cháy bằng hiệu lệnh? Ai tham gia chữa cháy? (Hình từ Internet)

Phát hiện cháy nhà, cháy chung cư thì ai phải tham gia chữa cháy? 3 biện pháp cơ bản trong chữa cháy là gì?

Phát hiện cháy nhà, cháy chung cư thì ai phải tham gia chữa cháy thì căn cứ Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 có quy định như sau:

Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.
3. Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.
4. Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.
4a. Ủy ban nhân dân các địa phương giáp ranh phải xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu.

Theo đó, khi phát hiện cháy nhà, cháy chung cư thì người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.

Như vậy, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy đều phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.

Lưu ý:

- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.

- Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.

- Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.

- Ủy ban nhân dân các địa phương giáp ranh phải xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu.

3 biện pháp cơ bản trong chữa cháy được quy định tại Điều 30 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, cụ thể như sau:

(1) Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.

(2) Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

(3) Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

Có thể huy động những ai để chữa cháy? Nguồn nước để chữa cháy là nguồn nước nào?

Căn cứ Điều 34 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định như sau:

Huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy
1. Khi có cháy, người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy; khi nhận được lệnh huy động phải chấp hành ngay. Phương tiện, tài sản được huy động bị thiệt hại hoặc nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Luật này được bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Việc huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, khi có cháy, người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy; khi nhận được lệnh huy động phải chấp hành ngay.

Theo đó, phương tiện, tài sản được huy động bị thiệt hại hoặc nhà, công trình bị phá dỡ để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Khi có cháy, mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy (Điều 35 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

375 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào