Chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt được đánh giá dựa theo nguyên tắc nào? Đánh giá này gồm những nội dung nào?

Tôi có câu hỏi là theo quy định hiện nay thì chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt được đánh giá dựa theo nguyên tắc nào? Đánh giá này gồm những nội dung nào? Câu hỏi của anh Q.L đến từ Đồng Nai.

Chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt được đánh giá dựa theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 37/2016/TT-BTNMT, có quy định về nguyên tắc đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt như sau:

Nguyên tắc đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt
1. Tuân thủ quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành.
2. Đảm bảo tính chính xác, khách quan, đầy đủ và toàn diện.

Như vậy, theo quy định trên thì chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt được đánh giá dựa theo nguyên tắc sau:

- Tuân thủ quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành.

- Đảm bảo tính chính xác, khách quan, đầy đủ và toàn diện.

tài liệu khí tượng bề mặt

Chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt được đánh giá dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Tài liệu khí tượng bề mặt phải đánh giá qua các loại nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 37/2016/TT-BTNMT, có quy định về các loại tài liệu khí tượng bề mặt phải đánh giá như sau:

Các loại tài liệu khí tượng bề mặt phải đánh giá
1. Đối với trạm quan trắc thủ công: Các sổ ghi kết quả quan trắc, bảng số liệu thống kê, tính toán kết quả dưới dạng tệp số hoặc bảng biểu trên giấy.
2. Đối với trạm quan trắc tự động: số liệu quan trắc, thống kê, tính toán kết quả quan trắc khí tượng bề mặt dưới dạng tệp số.

Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu khí tượng bề mặt phải đánh giá qua 02 loại sau:

- Đối với trạm quan trắc thủ công: Các sổ ghi kết quả quan trắc, bảng số liệu thống kê, tính toán kết quả dưới dạng tệp số hoặc bảng biểu trên giấy.

- Đối với trạm quan trắc tự động: số liệu quan trắc, thống kê, tính toán kết quả quan trắc khí tượng bề mặt dưới dạng tệp số.

Đánh giá chất lượng giá tài liệu khí tượng bề mặt thủ công truyền thống gồm những nội dung nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 37/2016/TT-BTNMT, có quy định về nội dung đánh giá như sau:

Nội dung đánh giá
1. Nội dung đánh giá chất lượng giá tài liệu khí tượng bề mặt thủ công truyền thống:
a) Tính đầy đủ của tài liệu;
b) Công trình, thiết bị quan trắc;
c) Phương pháp quan trắc, hiệu chính thiết bị và dụng cụ đo;
d) Tính toán số liệu và chọn trị số đặc trưng, thảo mã điện;
đ) Tính hợp lý số liệu theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc;
e) Tình trạng vật lý, hình thức của tài liệu.
2. Nội dung đánh giá chất lượng giá tài liệu khí tượng bề mặt tự động:
a) Tính đầy đủ của tài liệu;
b) Công trình, thiết bị quan trắc;
c) Hiệu chính thiết bị và dụng cụ đo;
d) Tính toán số liệu và chọn trị số đặc trưng;
đ) Tính hợp lý số liệu theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc;
e) Tình trạng vật lý, hình thức của tài liệu.

Như vậy, theo quy định trên thì đánh giá chất lượng giá tài liệu khí tượng bề mặt thủ công truyền thống gồm những nội dung sau:

- Tính đầy đủ của tài liệu;

- Công trình, thiết bị quan trắc;

- Phương pháp quan trắc, hiệu chính thiết bị và dụng cụ đo;

- Tính toán số liệu và chọn trị số đặc trưng, thảo mã điện;

- Tính hợp lý số liệu theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc;

- Tình trạng vật lý, hình thức của tài liệu.

Đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt bằng những phương pháp nào?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 37/2016/TT-BTNMT, có quy định về phương pháp đánh giá như sau:

Phương pháp đánh giá
1. Đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt bằng phương pháp tính điểm, dựa vào điểm chuẩn, điểm trừ và điểm đạt.
2. Điểm chuẩn (ĐC) là mức điểm cao nhất quy định để đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt được tính là 100 điểm. Điểm chuẩn được xác định trên từng hạng mục đánh giá chất lượng tài liệu.
3. Điểm trừ (ĐT) là số điểm quy định trừ cho các lỗi thiếu hoặc sai, được xác định trên cơ sở:
a) Các nguồn tài liệu: Biên bản kiểm tra trạm, hồ sơ kỹ thuật, kiểm soát tài liệu, các báo cáo công tác và giản đồ tự ghi biến trình số liệu của từng yếu tố khí tượng bề mặt theo thời gian;
b) Phân tích và đánh giá những sai, sót về công trình, thiết bị, quan trắc, chỉnh lý và tính toán thống kê số liệu.
4. Điểm đạt (ĐĐ) của tài liệu được tính bằng điểm chuẩn trừ tổng điểm trừ:
ĐĐ = ĐC - ΣĐT

Như vậy, theo quy định trên thì đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt bằng những phương pháp sau:

- Đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt bằng phương pháp tính điểm, dựa vào điểm chuẩn, điểm trừ và điểm đạt.

- Điểm chuẩn (ĐC) là mức điểm cao nhất quy định để đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt được tính là 100 điểm. Điểm chuẩn được xác định trên từng hạng mục đánh giá chất lượng tài liệu.

- Điểm trừ (ĐT) là số điểm quy định trừ cho các lỗi thiếu hoặc sai, được xác định trên cơ sở:

+ Các nguồn tài liệu: Biên bản kiểm tra trạm, hồ sơ kỹ thuật, kiểm soát tài liệu, các báo cáo công tác và giản đồ tự ghi biến trình số liệu của từng yếu tố khí tượng bề mặt theo thời gian;

+ Phân tích và đánh giá những sai, sót về công trình, thiết bị, quan trắc, chỉnh lý và tính toán thống kê số liệu.

- Điểm đạt (ĐĐ) của tài liệu được tính bằng điểm chuẩn trừ tổng điểm trừ:

ĐĐ = ĐC - ΣĐT

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

453 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào