Chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển là gì? Chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển là gì? Chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển phải đảm bảo những yêu cầu nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.P ở Đồng Nai,

Chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển là gì?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10703:2015 thì chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển là khái niệm chỉ mức độ đáp ứng thực tế của đèn biển đối với nhu cầu sử dụng của người hành hải.

Chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển được đánh giá bằng chỉ số khả dụng của đèn biển.

Vận hành đèn biển

Vận hành đèn biển (Hình từ Internet)

Chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10703:2015, chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển phải đảm bảo những yêu cầu sau:

(1) Yêu cầu chất lượng hoạt động của báo hiệu thị giác

- Chỉ số khả dụng

Chỉ số khả dụng (Availability) của một đèn biển xác định bằng tỷ lệ phần trăm về thời gian mà đèn biển hoạt động đúng tất cả các chức năng đã được công bố trong chu kỳ đánh giá. Chỉ số khả dụng tính toán theo công thức sau:

(1)

Trong đó:

- A là chỉ số khả dụng tính bằng %;

- T là thời gian đánh giá hoạt động của đèn biển (ứng với chu kỳ đánh giá là 1 năm hoặc 3 năm);

- t là tổng thời gian mà báo hiệu hàng hải không hoạt động hoặc hoạt động không đúng một trong các chức năng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố (sai lệch quá mức cho phép).

Chỉ số khả dụng yêu cầu là giới hạn tối thiểu mà đèn biển phải đáp ứng để được đánh giá là bảo đảm chất lượng.

Chỉ số khả dụng yêu cầu tối thiểu được quy định cụ thể như Bảng 1.

- Yêu cầu về hình dáng, màu sắc bên ngoài của đèn biển

- Hình dáng, màu sắc bên ngoài của đèn biển được mô tả trong thông báo hàng hải về công bố đèn biển.

- Trong vùng hiệu lực báo hiệu ban ngày của đèn biển phải đảm bảo quan sát và dễ dàng nhận biết được:

+ Thân đèn;

+ Các màu khác nhau phân biệt rõ nét, mỗi màu riêng biệt phải đồng nhất.

(2) Yêu cầu về thiết bị báo hiệu ánh sáng (đèn báo hiệu)

- Để đảm bảo hoạt động của đèn biển đạt được chỉ số khả dụng yêu cầu, các đèn biển phải được bố trí tối thiểu hai (02) bộ thiết bị báo hiệu ánh sáng thỏa mãn với thông báo hàng hải về đặc tính và tầm hiệu lực báo hiệu, bao gồm: 01 bộ chính (main); 01 bộ dự phòng (stanby). Nếu cần thiết đối với đèn biển cấp I, II bố trí thêm một (01) bộ thiết bị báo hiệu khẩn cấp (emergency) có đặc tính giống với đèn chính, tầm hiệu lực tối thiểu bằng 75% đèn chính.

+ Nếu đèn chính (main) bị sự cố, đèn dự phòng (stanby) tự động được kích hoạt hoạt động, thời gian khắc phục sự cố là thời gian chuyển đổi đèn, không quá 03 (ba) phút.

+ Nếu cả đèn chính (main) và đèn dự phòng (stanby) bị sự cố, đèn khẩn cấp (emergency) sẽ được kích hoạt hoạt động, thời gian đưa đèn khẩn cấp vào hoạt động không quá 01 (một) giờ.

- Trong vùng hiệu lực báo hiệu, tầm hiệu lực ánh sáng của đèn biển xác định trong điều kiện kiểm tra không được phép thấp hơn 75% giá trị tầm hiệu lực ánh sáng đã được công bố của đèn biển.

- Đặc tính ánh sáng của đèn báo hiệu tại các đèn biển phù hợp với mô tả trong thông báo hàng hải.

- Sai số tương đối chu kỳ chớp cho phép bằng ±10% chu kỳ.

- Thiết bị báo hiệu ánh sáng (đèn báo hiệu) lắp đặt cho đèn biển phải được hợp quy.

(3) Thiết bị báo hiệu vô tuyến (racon, AIS,...)

- Tầm hiệu lực, thông tin truyền phát, tần số, chu kỳ hoạt động, thời gian hoạt động của báo hiệu vô tuyến phù hợp với thông báo hàng hải.

- Tầm hiệu lực của báo hiệu vô tuyến phải lớn hơn hoặc bằng tầm hiệu lực báo hiệu ánh sáng.

- Thiết bị báo hiệu vô tuyến lắp đặt cho đèn biển phải được hợp quy.

- Đối với các báo hiệu vô tuyến lắp đặt trên đèn biển trong phạm vi đánh giá chất lượng của tiêu chuẩn này chỉ đánh giá trạng thái hoạt động hoặc không hoạt động.

(4) Nguồn cung cấp năng lượng điện, thiết bị thông tin liên lạc và các thiết bị hỗ trợ

- Nguồn cung cấp năng lượng điện bao gồm: điện lưới, pin năng lượng mặt trời, bộ nạp ắc-quy, ắc- quy, máy phát điện, máy phát điện năng lượng gió, máy biến áp, bộ đổi điện,.... Đối với nguồn cung cấp năng lượng điện cho đèn biển phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Trạm đèn có ít nhất hai (02) hệ thống cung cấp năng lượng điện độc lập, đảm bảo khả năng cung cấp điện 24/24 h, thời gian mất điện là thời gian chuyển đổi nguồn cung cấp điện.

+ Riêng với các trạm đèn không thể bố trí được hai (02) hệ thống cung cấp năng lượng điện độc lập, thời gian mất điện là thời gian sửa chữa khắc phục sự cố mất điện.

- Thiết bị phục vụ thông tin liên lạc bao gồm: máy VHF, MF/HF, điện thoại hữu tuyến, điện thoại di động. Đối với các trạm đèn biển, để đảm bảo khả năng thông tin liên lạc được thông suốt 24/24 h giữa trạm đèn và đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải, đơn vị quản lý phục vụ quản lý, vận hành, thì mỗi trạm đèn phải được bố trí ít nhất một (01) hệ thống thông tin thường trực và một (01) hệ thống thông tin dự phòng phù hợp.

- Các thiết bị hỗ trợ quản lý bao gồm: bộ giám sát và điều khiển từ xa…, Đối với các trạm đèn biển được bố trí các thiết bị này phải đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của thiết bị báo hiệu hàng hải khi thiết bị hỗ trợ quản lý bị sự cố.

Nhân lực quản lý, vận hành đèn biển phải đáp ứng những yêu cầu chung nào?

Theo tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10703:2015 thì nhân lực quản lý, vận hành đèn biển phải đáp ứng những yêu cầu chung sau:

- Tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng nghề trở lên với các nghề: điều khiển tàu biển; khai thác máy tàu biển; điện; máy; hoặc các nghề phù hợp với chuyên ngành bảo đảm an toàn hàng hải;

- Đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ lớp quản lý vận hành báo hiệu hàng hải theo chương trình đào tạo của đơn vị quản lý báo hiệu hàng hải và đáp ứng các yêu cầu công tác.

- Có chứng chỉ bơi lội; có sức khỏe tốt (sức khỏe từ loại II trở lên) để làm việc trong điều kiện sóng gió, thời tiết khí hậu khắc nghiệt; nơi làm việc xa dân (đảo xa); không có bệnh mãn tính;

- Nắm được một số yêu cầu cơ bản về các lĩnh vực: hàng hải; môi trường; biển; ... ;

- Hiểu biết và sử dụng thành thạo các thiết bị báo hiệu hàng hải; thiết bị nguồn cung cấp năng lượng; thiết bị thông tin liên lạc; phòng chống sét; phòng chống cháy nổ;...

- Biết sơ cứu y tế và sử dụng thành thạo các phương tiện cấp cứu, trang thiết bị bảo vệ cá nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

478 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào