Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự thuộc công chức loại mấy? Mức lương hiện nay được tính ra sao?
Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự thuộc công chức loại mấy?
Theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định chi tiết về các ngạch công chức loại A2 (được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP) như sau:
Theo quy định nêu trên thì ngạch chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự thuộc công chức loại A2, cụ thể là nhóm A2.1.
Mức lương của chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự hiện nay được tính ra sao?
Hiện nay, mức lương của chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự (công chức loại A2.1) sẽ được tính dựa vào căn cứ tại Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).
Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương của chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự (công chức loại A2.1) được tính như sau:
Hệ số lương | Công chức loại A2 (Nhóm A2.1) | Mức lương từ ngày 01/7/2019 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 4,40 | 6.556.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 7.062.600 |
Bậc 3 | 5,08 | 7.569.200 |
Bậc 4 | 5,42 | 8.075.800 |
Bậc 5 | 5,76 | 8.582.400 |
Bậc 6 | 6,10 | 9.089.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 9.595.600 |
Bậc 8 | 6,78 | 10.102.200 |
Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
Hệ số lương | Công chức loại A2 (Nhóm A2.1) | Mức lương từ ngày 01/7/2023 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 4,40 | 7.920.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 8.532.000 |
Bậc 3 | 5,08 | 9.144.000 |
Bậc 4 | 5,42 | 9.756.000 |
Bậc 5 | 5,76 | 10.368.000 |
Bậc 6 | 6,10 | 10.980.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 11.592.000 |
Bậc 8 | 6,78 | 12.204.000 |
Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự thuộc công chức loại mấy? Mức lương hiện nay được tính ra sao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự như sau:
Ngạch Chấp hành viên trung cấp
1. Chức trách
Chấp hành viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành các vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên quan đến nhiều địa phương thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; đề xuất biện pháp, chỉ đạo việc thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
d) Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án;
e) Xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
g) Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền theo sự phân công;
h) Tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn thi hành án;
i) Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án;
k) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao.
...
Theo đó, chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có các nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
- Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; đề xuất biện pháp, chỉ đạo việc thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
- Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án;
- Xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền theo sự phân công;
- Tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn thi hành án;
- Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.