Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự cần có trình độ thế nào? Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành gì?
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự cần có trình độ thế nào? Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành gì?
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự là vị trí có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành án hành chính đối với những vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị không lớn thuộc thẩm quyền thi hành của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.
Theo đó, tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự ban hành kèm theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP đề cập vị trí này cần có trình độ như sau:
Trình độ đào tạo
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật.
- Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự theo quy định.
Bồi dưỡng, chứng chỉ
Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương
Kinh nghiệm (thành tích công tác)
Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên, trừ trường hợp đặc biệt.
Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.
- Điềm tĩnh, cẩn thận.
- Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập.
- Khả năng đoàn kết nội bộ.
- Phẩm chất khác.
Các yêu cầu khác
- Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
- Nắm vững nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án trong việc tổ chức thi hành các vụ việc được giao.
- Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương; thông thạo địa bàn được phụ trách.
- Có khả năng phối hợp với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của Tòa án; quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
- Có khả năng soạn thảo các văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Hiểu biết về lĩnh vực công tác và định hướng phát triển.
Theo đó, Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự cần có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật trở lên.
Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự cần có trình độ thế nào? Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành gì? (hình từ internet)
Quyền hạn cụ thể của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự là gì?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự ban hành kèm theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP đề cập vị trí này có các quyền hạn cụ thể sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Quyết định thi hành án theo thẩm quyền.
4.2 Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.
4.3 Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật.
Chiếu theo quy định này thì Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự có các quyền hạn cụ thể sau:
- Quyết định thi hành án theo thẩm quyền.
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.
- Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật.
Các mối quan hệ công việc của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự được quy định ra sao?
Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự ban hành kèm theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP đề cập về mối quan hệ công việc của vị trí này, cụ thể sau:
Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quan hệ phối hợp trực tiếp trong đơn vị | Các đơn vị phối hợp chính |
Cục trưởng, Chi cục trưởng | Các công chức chuyên môn khác trong đơn vị | Các đơn vị thuộc Tổng cục THADS; các đơn vị thuộc Cục THADS; các Chi cục THADS trực thuộc Cục THADS cấp tỉnh. |
Bên ngoài
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Tòa án nhân dân | Làm rõ nội dung bản án; trao đổi nghiệp vụ thi hành án dân sự nhằm trao đổi, thống nhất quan điểm trước khi ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự. |
Viện kiểm sát nhân dân | Trao đổi nghiệp vụ thi hành án dân sự nhằm trao đổi, thống nhất quan điểm trước khi ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.