Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp có phải thành viên Chính phủ không? Được hưởng phụ cấp chức vụ bao nhiêu?
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp có phải thành viên Chính phủ không?
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ được căn cứ theo Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì thành viên Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Như vậy, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp không phải là thành viên Chính phủ.
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp được căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo = 1,00 x 1.800.000 = 1.800.000 đồng/tháng.
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp có phải thành viên Chính phủ không? Được hưởng phụ cấp chức vụ bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp được quy định thế nào?
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp được căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ Tư pháp do Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-VP năm 2010 như sau:
(1) Chánh Văn phòng trực tiếp giải quyết các công việc sau đây:
- Công việc thuộc lĩnh vực do Chánh Văn phòng trực tiếp phụ trách;
- Công việc đã giao cho Phó Chánh Văn phòng phụ trách nhưng thấy cần thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Chánh Văn phòng được phân công vắng mặt; những việc các Phó Chánh Văn phòng còn có ý kiến khác nhau;
- Những công việc khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng, Thứ trưởng giao hoặc uỷ quyền.
(2) Chánh Văn phòng đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng trước khi quyết định các vấn đề sau:
- Chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết của Văn phòng;
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Văn phòng chủ trì xây dựng để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
- Dự toán, quyết toán ngân sách; các phương án đầu tư xây dựng cơ bản đối với những công trình Văn phòng được giao làm chủ đầu tư; chế độ chi tiêu nội bộ; kế hoạch mua sắm tài sản của Văn phòng và của cơ quan Bộ;
- Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Văn phòng;
- Những vấn đề khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chánh Văn phòng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng.
Ngoài ra, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp còn thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2402/QĐ-BTP năm 2017, cụ thể:
Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng đơn vị) có trách nhiệm:
a) Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị và chịu trách nhiệm cá nhân trước Lãnh đạo Bộ và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành đơn vị;
b) Điều hành đơn vị chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc của Bộ, các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương nơi đóng trụ sở; ban hành và kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của đơn vị theo hướng dẫn của Bộ; ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm trong phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị;
c) Phân công công tác cho Phó Thủ trưởng đơn vị và chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Thủ trưởng đơn vị;
d) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng hoặc tương đương (sau đây gọi chung là Phòng) thuộc đơn vị; phân công công tác cho các Phòng và Trưởng phòng trực tiếp phụ trách;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao hoặc theo quy định của pháp luật; được Lãnh đạo Bộ ủy quyền giải quyết một số công việc và phải chịu trách nhiệm về nội dung được ủy quyền;
e) Khi vắng mặt tại cơ quan trong ngày làm việc thì phải ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng đơn vị quản lý, điều hành đơn vị. Trường hợp vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở lên thì phải ủy quyền bằng văn bản cho Phó Thủ trưởng đơn vị và phải báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách đơn vị (trừ trường hợp đi tháp tùng Bộ trưởng), đồng thời thông báo cho Chánh Văn phòng Bộ biết. Phó Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và trước pháp luật về hoạt động của đơn vị trong thời gian được ủy quyền và phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị kết quả thực hiện công việc của đơn vị trong thời gian được ủy quyền;
g) Phối hợp với Thủ trưởng đơn vị khác xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan đến công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ.
2. Chánh Văn phòng Bộ ngoài các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này còn có trách nhiệm:
a) Tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chương trình công tác của Bộ; báo cáo đánh giá công tác hàng tháng, quý, 06 tháng, hàng năm của Bộ; báo cáo tình hình hoạt động của Bộ trong thời gian Bộ trưởng đi công tác từ 02 ngày làm việc trở lên và báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ;
b) Giúp Bộ trưởng, các Thứ trưởng trong phối hợp hoạt động của Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.