Chánh văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường được đánh giá là hoàn công việc dựa trên những tiêu chí nào?
Chánh văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện những chức năng gì?
Theo Phụ lục 1 Bản Mô tả công việc của vị trí làm việc Chánh văn phòng Bộ ban hành kèm theo Quyết định 2758/QĐ-BTNMT, Chánh văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng sau:
- Chỉ đạo, tham mưu giúp Bộ trưởng tổng hợp, thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, Điều hành, Điều phối Chương trình làm việc của lãnh đạo Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ theo Chương trình, kế hoạch công tác và theo chỉ đạo của Bộ trưởng;
- Kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của Bộ;
- Quản lý, tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quốc phòng, an ninh, kế hoạch, tài chính, quản trị công sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức, biên chế, công chức và người lao động thuộc Văn phòng Bộ theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chánh văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hình từ Internet)
Chánh văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường được đánh giá hoàn thành công việc dựa trên những tiêu chí nào?
Theo Phụ lục 1 Bản Mô tả công việc của vị trí làm việc Chánh văn phòng Bộ ban hành kèm theo Quyết định 2758/QĐ-BTNMT, Chánh văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường được đánh giá là hoàn thành công việc dựa trên các tiêu chí đối với từng nhiệm vụ, cụ thể như sau:
- Quản lý, chỉ đạo, Điều hành chung toàn bộ các hoạt động của Văn phòng Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:
+ Phải đảm bảo các công việc của Văn phòng Bộ được triển khai đầy đủ, toàn diện và đạt hiệu quả cao.
+ Tỷ trọng thời gian: 30%
- Chỉ đạo thực hiện công tác tổng hợp thông tin quản lý phục vụ chỉ đạo, Điều hành, Điều phối Chương trình làm việc của lãnh đạo Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ theo Chương trình, kế hoạch công tác và theo chỉ đạo của Bộ trưởng; chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức cán bộ của Văn phòng Bộ; công tác kế hoạch - tài chính của cơ quan Bộ:
+ Phải đảm bảo các công việc được triển khai chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.
+ Tỷ trọng thời gian: 30%
- Chỉ đạo thực hiện các công tác: hành chính, văn thư, lưu trữ, văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, quốc phòng, an ninh, Cổng thông tin điện tử Bộ, quản trị công sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, Khu liên cơ quan Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Phải đảm bảo các công việc được triển khai chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.
+ Tỷ trọng thời gian: 5%
- Chỉ đạo xây dựng và đề xuất Lãnh đạo Bộ kế hoạch công tác, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; công tác đào tạo bồi dưỡng; thi đua khen thưởng; thanh tra, kiểm tra; phòng chống tham nhũng của Văn phòng Bộ:
+ Phải đảm bảo các công việc được triển khai chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.
+ Tỷ trọng thời gian: 5%
- Giải quyết và ký các văn bản thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Bộ và theo phân cấp của Bộ:
+ Các công việc được phê duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và triển khai thực hiện có hiệu quả.
+ Tỷ trọng thời gian: 5%
- Quản lý tài chính, tài sản của Văn phòng Bộ được giao theo phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Phải đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng quy định.
+ Tỷ trọng thời gian: 5%
- Tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, họp báo theo phân công của Lãnh đạo Bộ; chủ trì các cuộc họp giao ban tuần, tháng, sơ kết, tổng kết của Văn phòng Bộ; chuẩn bị các chuyến đi công tác của Lãnh đạo Bộ:
+ Phải tham gia đầy đủ các cuộc họp theo phân công và theo chức năng nhiệm vụ được giao.
+ Tỷ trọng thời gian: 5%
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao.
Chánh văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đảm bảo những năng lực cốt lõi nào?
Theo Phụ lục 3 Khung năng lực các vị trí làm việc lãnh đạo văn phòng Bộ Bộ ban hành kèm theo Quyết định 2758/QĐ-BTNMT, Chánh văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đảm bảo những năng lực cốt lõi sau đây:
- Liêm chính, trách nhiệm
+ Minh bạch, công tâm trong triển khai công vụ.
+ Tôn trọng đồng nghiệp, cấp trên trong giao tiếp, trong thái độ hợp tác, lắng nghe và tinh thần đoàn kết.
+ Tham gia đào tạo bồi dưỡng và/hoặc tự rèn luyện nâng cao năng lực bản thân.
+ Nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chức trách công việc được giao.
- Phối hợp
+ Xác định được các vấn đề cần phối hợp khi thực hiện công việc.
+ Truyền đạt tốt, rõ ràng Mục tiêu và yêu cầu phối hợp với các bên liên quan; Trao đổi, tổng hợp về vấn đề đang phối hợp.
+ Chủ động lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ các bên liên quan.
+ Hiểu kỳ vọng và yêu cầu của đối tác để nêu vấn đề đúng, trúng.
+ Thuyết phục để đạt được những sự hợp tác, phối hợp hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề
+ Chủ động cập nhật và lọc được những điểm liên quan, điểm chính trong các văn bản pháp quy, các tài liệu công việc, các cuộc họp...
+ Phân tích và tổng hợp thông tin, trình bày dưới dạng diễn thuyết hoặc dạng văn bản một cách rành mạch, rõ ràng.
+ Phân định được thứ tự ưu tiên của công việc, vấn đề, và phân chia thời gian, nguồn lực cụ thể, hợp lý để giải quyết.
+ Điều chỉnh, linh hoạt trong giải quyết công việc mà vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định của tổ chức.
+ Năng động và tích cực chủ động xử lý các lĩnh vực thuộc nhiệm vụ của đơn vị mình phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.