Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bắt buộc là Kiểm sát viên trung cấp theo quy định không?
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bắt buộc là Kiểm sát viên trung cấp theo quy định không?
Theo khoản 2 Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là đơn vị cấp phòng thuộc bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và các công chức khác. Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải là Kiểm sát viên trung cấp.
Căn cứ trên quy định Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và các công chức khác.
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải là Kiểm sát viên trung cấp.
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 22 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau:
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là người đứng đầu đơn vị Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về quản lý hoạt động của đơn vị.
Chánh Thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh những việc sau:
- Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Tổ chức quán triệt, thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Viện kiểm sát nhân dân về phòng, chống tham nhũng tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
- Xem xét trách nhiệm, xử lý vi phạm của công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền được phát hiện qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ và phòng, chống tham nhũng;
- Đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định, quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra; kiến nghị người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý của Viện kiểm sát nhân dân;
- Trưng dụng công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh tra;
- Tổ chức xác minh khiếu nại, tố cáo thuộc nhiệm vụ quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 21 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019;
- Tổ chức xác minh thông tin phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân của đối tượng thanh tra quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 để đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thanh tra đột xuất.
Lưu ý:
+ Phân công công việc, ủy quyền cho các Phó Chánh Thanh tra, công chức thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân.
+ Phối hợp với các đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân để xử lý các công việc có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
+ Những việc khác khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giao.
Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bắt buộc là Kiểm sát viên trung cấp theo quy định không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quy định thế nào?
Theo Điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định Phó Chánh Thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Phó Chánh Thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Phó Chánh Thanh tra được Chánh Thanh tra phân công phụ trách một số lĩnh vực và được sử dụng quyền hạn của Chánh Thanh tra, thay mặt Chánh Thanh tra khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về những quyết định của mình.
2. Trong trường hợp Chánh Thanh tra vắng mặt, Phó Chánh Thanh tra được giao quản lý điều hành đơn vị ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo phạm vi được phân công, còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Được Chánh Thanh tra ủy quyền thay mặt Chánh Thanh tra, theo dõi, chỉ đạo, giải quyết hoạt động công việc của đơn vị và ký văn bản thay Chánh Thanh tra;
b) Báo cáo với Chánh Thanh tra kết quả giải quyết công việc trong thời gian được giao quản lý đơn vị.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chánh Thanh tra phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.