Chánh Thanh tra huyện có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Chánh Thanh tra huyện có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Theo Điều 28 Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 75/2006/QĐ-TTg quy định Chánh Thanh tra huyện có trách nhiệm sau đây trong hoạt động thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Phối hợp với Chánh Văn phòng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng và các cơ quan liên quan, xây dựng lịch tiếp dân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; tổ chức việc tiếp nhận, phân loại và đề xuất phương án giải quyết, trả lời đơn thư, kiến nghị của công dân gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả hoạt động thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo chế độ quy định hoặc yêu cầu của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Thanh tra cấp tỉnh.
Chánh Thanh tra huyện có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền của Chánh Thanh tra huyện trong việc giải quyết khiếu nại được quy định thế nào?
Theo Điều 25 Luật Khiếu nại 2011 quy định thẩm quyền của Chánh Thanh tra huyện trong việc giải quyết khiếu nại như sau:
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
Trách nhiệm của Chánh Tranh tra huyện trong việc giải quyết tố cáo được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 32 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm của Chánh thanh tra các cấp và Tổng Thanh tra Chính phủ
1. Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;
b) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
...
Theo đó, Chánh thanh tra huyện có trách nhiệm sau đây:
- Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;
- Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.