Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cho cá nhân ngành Tòa án hay không?
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Tòa án được xét tặng cho những cá nhân nào?
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cho cá nhân ngành Tòa án hay không?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao cho cá nhân gồm những thành phần nào?
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Tòa án được xét tặng cho những cá nhân nào?
Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Tòa án (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định như sau:
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
b) Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở công nhận hoặc đã được nghiệm thu áp dụng.
...
Theo đó, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Tòa án được xét tặng cho những cá nhân đạt tiêu chuẩn như sau:
- Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
- Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở công nhận hoặc đã được nghiệm thu áp dụng.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cho cá nhân ngành Tòa án hay không?
Theo khoản 2 Điều 27 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định, đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tặng các danh hiệu thi đua: “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, “Tập thể lao động xuất sắc”,“Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và các hình thức khen thưởng: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”, “Bằng khen”, “Giấy khen” của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”, danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng:“Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (phụ trách công tác thi đua, khen thưởng) quyết định tặng hoặc đề nghị tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong Tòa án nhân dân khi có sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định tặng các danh hiệu thi đua: “Tập thể lao động tiên tiến”,“Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và hình thức khen thưởng “Giấy khen” cho tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tặng các danh hiệu thi đua:“Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” và các hình thức khen thưởng: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”, “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”, danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao xem xét, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để đề nghị tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
...
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền quyết định việc xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cho cá nhân ngành Tòa án thuộc quyền quản lý của mình.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao cho cá nhân gồm những thành phần nào?
Theo khoản 3 Điều 31 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
...
3. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cho tập thể, cá nhân gồm:
a) Tờ trình của Người đứng đầu tập thể nhỏ, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản cuộc họp bình xét thi đua, khen thưởng của tập thể nhỏ, Tòa án nhân dân cấp huyện và Biên bản kiểm phiếu;
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” phải nêu rõ nội dung đề tài, sáng kiến, các giải pháp trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thực.
Theo đó, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao cho cá nhân ngành Tòa án gồm những thành phần như sau:
- Tờ trình của Người đứng đầu tập thể nhỏ, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;
- Biên bản cuộc họp bình xét thi đua, khen thưởng của tập thể nhỏ, Tòa án nhân dân cấp huyện và Biên bản kiểm phiếu;
- Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” phải nêu rõ nội dung đề tài, sáng kiến, các giải pháp trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.