Cha mẹ ly hôn thì con chưa thành niên có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cả cha lẫn mẹ luôn có được không?

Cho anh hỏi trường hợp hai vợ chồng ly thân 3 năm và đã ly hôn gần đây thì khi cha mẹ ly hôn thì nơi cư trú của con xác định thế nào? Khác với nơi cư trú của cả cha lẫn mẹ luôn được không? Gia đình này có 1 người con trai duy nhất, mong được hướng dẫn? Đây là câu hỏi của anh G.H đến từ Đồng Tháp.

Cha mẹ ly hôn thì con chưa thành niên có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cả cha lẫn mẹ luôn có được không?

Cha mẹ đã ly hôn thì nơi cư trú của con xác định theo Điều 12 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:

Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Do đó, đối với thông tin anh cung cấp chưa thể hiện rõ được thỏa thuận cũng như hiện tại người đó sống với ai nên về nguyên tắc:

- Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống;

- Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận;

- Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

Cha mẹ ly hôn thì con chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú cả cha lẫn mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

cha mẹ ly hôn

Cha mẹ ly hôn (Hình từ Internet)

Cha mẹ ly hôn thì có còn là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên không?

Cha mẹ ly hôn thì có còn là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên không, thì căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia định 2014 như sau:

Đại diện cho con
1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo đó, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

Như vậy, dù cha mẹ ly hôn thì vẫn là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

Cha mẹ ly hôn thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?

Cha mẹ ly hôn thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con cái theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia định 2014 như sau:

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,254 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào