Cha mẹ có hành vi bạo hành con trai nhỏ tuổi được hiểu như thế nào? Cha mẹ có hành vi bạo hành con trai nhỏ tuổi thì bị ở tù bao nhiêu năm?

Tôi muốn hỏi cha mẹ có hành vi bạo hành con trai nhỏ tuổi được hiểu như thế nào? Cha mẹ có hành vi bạo hành con trai nhỏ tuổi thì bị ở tù bao nhiêu năm? Căn cứ quy định nào? - xin cảm ơn! Câu hỏi của Minh Đăng (TPHCM).

Cha mẹ có hành vi bạo hành con trai của mình được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 như sau:

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Bên cạnh đó, tại Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 37.
1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
....

Như vậy, có thể hiểu rằng cha mẹ có hành vi bạo hành con trai là việc cha mẹ có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Ngoài ra, bạo hành con trai là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm theo Hiến pháp 2013. Hành vi này có thể bị xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Cha mẹ có hành vi bạo hành con trai 5 tuổi thì bị ở tù bao nhiêu năm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo đó, nếu người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần của ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Như vậy, cha mẹ có hành vi bạo hành con trai nhỏ tuổi nếu là trường hợp con trai dưới 16 tuổi thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Bạo hành trẻ em

Bạo hành trẻ em (Hình từ Internet)

Cha mẹ có hành vi bạo hành con trai nhỏ tuổi bằng cách cho nhịn ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
....
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.

Như vậy, cha mẹ có hành vi bạo hành con trai nhỏ tuổi bằng cách cho nhịn ăn có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng. Bên cạnh đó còn phải buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,365 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào