CCO là gì? CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên do ai bầu? CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền và nghĩa vụ gì?

CCO là gì? CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên do ai bầu? CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền và nghĩa vụ gì? Tiền lương của CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên được tính như thế nào?

CCO là gì? CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên do ai bầu?

CCO là viết tắt của "Chief Commercial Officer" có thể dịch ra tiếng Việt là Giám đốc Thương mại hoặc Giám đốc kinh doanh. Đây là một vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, có vai trò quan trọng.

CCO thường sẽ chịu trách nhiệm về phát triển và thực hiện chiến lược thương mại, quản lý doanh thu và lợi nhuận, giám sát hoạt động bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh,...

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Theo Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên thông qua nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty;
b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty.
...

Như vậy, CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Hội đồng thành viên bầu thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên.

CCO là gì? CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên do ai bầu? CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền và nghĩa vụ gì?

CCO là gì? CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên do ai bầu? CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền và nghĩa vụ gì? (hình từ internet)

CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.

Như vậy, CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền và nghĩa vụ sau:

- Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

- Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

- Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

- Tuyển dụng lao động;

- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.

Tiền lương của CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên được tính như thế nào?

Theo Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác
1. Công ty trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

Như vậy, tiền lương của CCO công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
215 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào