Cây lấy gỗ lâu năm có được chứng nhận quyền sở hữu không? Nếu có thì cây lấy gỗ lâu năm phải có những đặc tính nào?

Tôi có câu hỏi là theo quy định hiện nay thì cây lấy gỗ lâu năm có được chứng nhận quyền sở hữu không? Nếu có thì cây lấy gỗ lâu năm phải có những đặc tính nào? Câu hỏi của anh Quang Nhật đến từ Đồng Nai.

Cây lấy gỗ lâu năm có được chứng nhận quyền sở hữu không?

Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, có quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu như sau:

Quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu
1. Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:
a) Cây công nghiệp lâu năm;
b) Cây ăn quả lâu năm;
c) Cây dược liệu lâu năm;
d) Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.

Như vậy, theo quy định trên thì cây lấy gỗ lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.

cây lấy gỗ

Cây lấy gỗ lâu năm có được chứng nhận quyền sở hữu (Hình từ Internet)

Cây lấy gỗ lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có những đặc tính nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, có quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu như sau:

Quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu
2. Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính như sau:
a) Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên năm (05) năm:
b) Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.

Như vậy, theo quy định trên thì cây lấy gỗ lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có những đặc tính sau:

- Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên năm (05) năm:

- Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.

Tổng cục Quản lý đất đai Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì đối với cây lấy gỗ lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, có quy định về trách nhiệm thực hiện như sau:

Trách nhiệm thực hiện
1. Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì tổng hợp về loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn cả nước, cập nhật trên Website của Cục.
2. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong đó có dữ liệu về các trường hợp đã được chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ sở hữu cây lâu năm;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến bằng văn bản xác định loài cây lâu năm có trong Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn (trong trường hợp có đề nghị của Văn phòng đăng ký đất đai);
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tuyên truyền, phổ biến việc đăng ký, chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm trên địa bàn theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Quản lý đất đai Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong đó có dữ liệu về các trường hợp đã được chứng nhận quyền sở hữu cây lấy gỗ lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.

Chủ sở hữu cây lấy gỗ lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi có những giấy tờ gì?

Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, có quy định về chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm như sau:

Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm
Chủ sở hữu cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi có một trong các giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;
2. Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;
3. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu cây lâu năm đã có hiệu lực pháp luật;
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
5. Đối với tổ chức trong nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư để trồng cây lâu năm theo quy định của pháp luật về đầu tư;
6. Trường hợp chủ sở hữu cây lâu năm không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng cây lâu năm đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.

Theo đó, chủ sở hữu cây lấy gỗ lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi có một trong các giấy tờ được quy định cụ thể trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,632 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào