Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng do ai thực hiện? Các bước tiến hành cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng như thế nào?
Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng được chỉ định khi nào? Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
CẤY LẠI RĂNG BỊ BẬT KHỎI Ổ RĂNG
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Là kỹ thuật đặt lại và cố định răng đã bật khỏi ổ răng về vị trí nguyên ủy để bảo tồn răng.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Răng bị bật khỏi ổ răng do sang chấn
- Răng bị lấy ra khỏi ổ răng do điều trị.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Răng sữa.
- Mô nâng đỡ răng không còn nguyên vẹn.
- Tình trạng nhiễm khuẩn cấp trong khoang miệng
- Tình trạng toàn thân không cho phép
IV. CHUẨN BỊ:
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật
- Bác sĩ Răng hàm mặt.
- Trợ thủ nha khoa.
...
Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng là một trong 40 Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt được Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020.
Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng là kỹ thuật đặt lại và cố định răng đã bật khỏi ổ răng về vị trí nguyên ủy để bảo tồn răng.
Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng được chỉ định khi:
- Răng bị bật khỏi ổ răng do sang chấn
- Răng bị lấy ra khỏi ổ răng do điều trị.
Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng là bác sĩ Răng hàm mặt và trợ thủ nha khoa.
Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng do ai thực hiện? Các bước tiến hành cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng như thế nào? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
CẤY LẠI RĂNG BỊ BẬT KHỎI Ổ RĂNG
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án.
2. Kiểm tra người bệnh.
3. Thực hiện kỹ thuật:
3.1. Sửa soạn răng bị bật khỏi ổ răng:
- Rửa sạch răng bằng nước muối sinh lý.
- Khi thao tác luôn cầm vào thân răng để bảo tồn tối đa dây chằng quanh răng.
- Trong giai đoạn chờ sửa soạn huyệt ổ răng, bảo quản răng ở dung dịch thích hợp tuỳ theo tình trạng của răng.
3.2. Sửa soạn huyệt ổ răng:
- Gây tê tại chỗ vùng tổn thương
- Lấy bỏ dị vật, mảnh xương vụn nếu có.
- Rửa sạch huyệt ổ răng, tránh nạo huyệt ổ răng để bảo toàn tối đa dây chằng nha chu.
- Kiểm tra huyệt ổ răng:
+ Trường hợp nghi ngờ cần chụp phim x quang để đánh giá.
+ Nếu huyệt ổ răng đủ điều kiện lưu giữ răng thì đặt lại răng vào huyệt ổ răng.
3.3. Đặt lại răng vào huyệt ổ răng:
- Đặt lại răng vào ổ răng đúng vị trí giải phẫu ban đầu theo các răng lân cận và các mốc giải phẫu.
- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.
- Cố định răng vào các răng lân cận bằng nẹp và composite.
- Khâu vùng lợi bị tổn thương nếu cần.
- Chụp X-quang kiểm tra.
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng kháng sinh toàn thân và nước súc miệng.
- Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn phù hợp.
- Hướng dẫn tiêm dự phòng uốn ván.
- Tháo nẹp cố định sau 2- 8 tuần tuỳ theo tình trạng của răng.
Các bước tiến hành cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án.
Bước 2. Kiểm tra người bệnh.
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng như sau:
- Sửa soạn răng bị bật khỏi ổ răng;
- Sửa soạn huyệt ổ răng;
- Đặt lại răng vào huyệt ổ răng.
Từng bước tiến hành theo quy định cụ thể trên.
Sau điều trị cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng có thể xảy ra biến chứng gì?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
CẤY LẠI RĂNG BỊ BẬT KHỎI Ổ RĂNG
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN:
1. Trong quá trình điều trị: Chảy máu: Cầm máu.
2. Sau điều trị
- Chảy máu: Cầm máu.
- Đau: Sử dụng thuốc giảm đau.
- Nhiễm trùng: Điều trị nhiễm trùng.
- Tủy chết: Điều trị tủy.
Như vậy, sau điều trị cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng có thể xảy ra các biến chứng sau:
- Chảy máu: Cầm máu.
- Đau: Sử dụng thuốc giảm đau.
- Nhiễm trùng: Điều trị nhiễm trùng.
- Tủy chết: Điều trị tủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.