Cấu trúc của hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc được quy định như thế nào? Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc được quy định ra sao?
Cấu trúc của hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12191:2018 quy định cấu trúc của hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc như sau:
Cấu trúc của hệ thống thông tin liên lạc
...
5.2 Cấu trúc hệ thống thông tin liên lạc
5.2.1 Hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc được phân loại theo phương thức truyền dẫn bao gồm:
a) Hệ thống điện thoại cố định dùng để kết nối liên lạc nội bộ giữa các phòng, nhà trạm và các điểm liên lạc cố định khác.
b) Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất dùng để kết nối liên lạc cho các phương tiện lưu động và các đối tượng di chuyển trên đường cao tốc.
5.2.2 Các thiết bị đầu cuối trong hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc được lắp đặt tại các vị trí:
a) Trung tâm QLĐHGT.
b) Nhà trạm và phòng thu phí.
c) Khu dịch vụ.
d) Các bộ phận quản lý, khai thác, bảo trì đường cao tốc.
e) Trên các phương tiện lưu động của đơn vị tuần đường, cứu hộ, cảnh sát giao thông, y tế.
f) Các bốt điện thoại khẩn cấp.
5.2.3 Hệ thống thông tin liên lạc được phân loại theo mục đích sử dụng bao gồm:
a) Hệ thống điện thoại khẩn cấp được sử dụng với mục đích để tiếp nhận các thông báo về tai nạn, sự cố trên đường cao tốc từ các cá nhân và tổ chức.
b) Hệ thống điện thoại mệnh lệnh phục vụ công tác điều hành hoạt động khai thác, bảo trì đường cao tốc.
c) Hệ thống điện thoại hành chính dùng cho các hoạt động liên lạc thông thường.
Theo đó, cấu trúc của hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc được quy định như trên.
Đường cao tốc (Hình từ Internet)
Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc được quy định ra sao?
Căn cứ tiết 6.1.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12191:2018 quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông tin liên lạc
6.1 Hệ thống điện thoại khẩn cấp
6.1.1 Chức năng
Hệ thống điện thoại khẩn cấp được sử dụng với mục đích để tiếp nhận các thông báo về tai nạn, sự cố trên đường cao tốc từ các cá nhân và tổ chức, hoạt động 24/24 h. Khi cuộc gọi được thiết lập, nếu không có tín hiệu trả lời trong vòng 10 s thì một thông điệp sẽ được ghi lại, chỉ thị rằng cuộc gọi đã được tiếp nhận và sẽ được trả lời ngay lập tức.
Hệ thống điện thoại khẩn cấp có cấu thành thiết bị gồm hai phần:
a) Hệ thống biển báo chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp dọc đường và các bốt điện thoại khẩn cấp được bố trí dọc theo đường cao tốc. Các bốt điện thoại khẩn cấp không bắt buộc phải được trang bị lắp đặt trên các tuyến cao tốc.
b) Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp tại Trung tâm QLĐHGT tuyến để thu thập, xử lý thông tin đảm bảo khi có tai nạn, sự cố thì công tác cứu hộ sẽ được triển khai ngay lập tức và phối hợp thông tin nhanh chóng với các lực lượng tuần đường, cảnh sát giao thông và y tế.
6.1.2 Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp
Các biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp được lắp đặt hai bên tuyến đường cao tốc có kích thước và vị trí lắp đặt theo quy định về báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc. Khoảng cách lắp đặt giữa các biển chỉ dẫn là 500 m. Thông tin chỉ dẫn trên biển báo phải có số điện thoại gọi khẩn cấp và lý trình đặt biển báo để người báo tin dễ dàng xác định vị trí trên đường cao tốc.
...
Như vậy, các biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp được lắp đặt hai bên tuyến đường cao tốc có kích thước và vị trí lắp đặt theo quy định về báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc.
Khoảng cách lắp đặt giữa các biển chỉ dẫn là 500 m. Thông tin chỉ dẫn trên biển báo phải có số điện thoại gọi khẩn cấp và lý trình đặt biển báo để người báo tin dễ dàng xác định vị trí trên đường cao tốc.
Tổng đài điện thoại trong hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc được quy định thế nào?
Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12191:2018 quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông tin liên lạc
...
6.3 Tổng đài điện thoại
a) Chức năng
- Tổng đài điện thoại được sử dụng để quản lý các kết nối thông tin liên lạc nội bộ tại các Trung tâm QLĐHGT. Tổng đài điện thoại được kết nối với mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) và có khả năng kết nối với mạng thông tin vô tuyến lưu động mặt đất và mạng Internet. Số lượng đường dây nội bộ và trung kế của tổng đài phải được thiết kế có tính dự phòng để bảo đảm mức độ sẵn sàng cao cho việc nâng cấp mở rộng hệ thống và kết nối thông tin liên lạc ra bên ngoài.
- Thông tin của hệ thống thông tin liên lạc kết nối với tổng đài điện thoại cần được đảm bảo chuyển mạch và kết nối thành công.
- Cấu phần thiết bị tổng đài điện thoại phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Tổng đài điện thoại phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có cấu trúc chắc chắn.
- Tổng đài điện thoại phải có khả năng hoạt động liên tục, đảm bảo đủ độ bền và độ tin cậy trong điều kiện môi trường xung quanh tại nơi lắp đặt.
- Tổng đài điện thoại phải có cấu tạo phù hợp để lắp đặt được trong tòa nhà của Trung tâm QLĐHGT.
- Tổng đài điện thoại phải có thiết kế theo kiểu module, cho phép thuận tiện trong việc bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng hệ thống khi cần thiết.
- Tủ bảo vệ của tổng đài điện thoại phải có cấu tạo phù hợp để không bị mở ra dễ dàng.
-Tủ bảo vệ của tổng đài điện thoại phải có khả năng hấp thụ nhiệt độ sản sinh từ thiết bị bên trong.
-Tủ bảo vệ của tổng đài điện thoại phải có bộ phận thông gió và tản nhiệt, đảm bảo tổng đài điện thoại có thể làm việc bình thường trong điều kiện môi trường Việt Nam.
- Tổng đài điện thoại phải có bàn giám sát để nhận biết trạng thái của tất cả các máy nhánh trong hệ thống.
- Cấu phần thiết bị tổng đài điện thoại phải có khả năng cho phép thay thế các bộ phận bị lỗi một cách đơn giản và dễ dàng khi phát hiện ra lỗi.
...
Như vậy, tổng đài điện thoại trong hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.