Cầu thủ bóng đá khi ra sân thi đấu có được được phép đeo đồ trang sức không? Nếu không mà vẫn đeo thì bị xử lý như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Cầu thủ bóng đá khi ra sân thi đấu có được được phép đeo đồ trang sức không? Nếu không mà vẫn đeo thì bị xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Thanh Hoài đến từ Long An.

Cầu thủ bóng đá khi ra sân thi đấu có được được phép đeo đồ trang sức không?

Căn cứ theo Mục 1 Luật IV Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 quy định như sau:

TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ
1. Sự an toàn
Cầu thủ không được sử dụng hoặc mang theo những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc cho các cầu thủ khác (gồm các loại trang sức…).
...

Theo đó, cầu thủ bóng đá không được sử dụng hoặc mang theo những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc cho các cầu thủ khác.

Chính vì vậy mà cầu thủ bóng đá khi ra sân thi đấu không được được phép đeo đồ trang sức.

Cầu thủ bóng đá

Cầu thủ bóng đá (Hình từ Internet)

Cầu thủ bóng đá khi ra sân thi đấu đeo đồ trang sức thi bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Cách xử phạt Luật IV Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 quy định như sau:

TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ
...
Cách xử phạt:
Đối với những vi phạm điều Luật 4:
- Không cần thiết phải dừng trận đấu.
- Bất cứ cầu thủ nào vi phạm điều luật này sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh trang trang phục.
- Khi bóng ngoài cuộc, cầu thủ phải rời sân để chỉnh đốn trang phục trừ trường hợp đã chỉnh trang được trang phục ngay trước đó.
- Nếu đã rời sân để chỉnh đốn trang phục, khi muốn trở lại sân, cầu thủ đó phải được trọng tài cho phép khi bóng ngoài cuộc.
- Trước khi được phép tiếp tục thi đấu, cầu thủ này phải được trọng tài kiểm tra.
- Một cầu thủ bị trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh đốn trang phục, nếu khi trở lại sân không có phép của trọng tài, trọng tài ngưng trận đấu, cảnh cáo cầu thủ đó và trận đấu được tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được ảnh hưởng tại nơi có bóng khi trận đấu tạm dừng.

Theo đó, cầu thủ bóng đá khi ra sân thi đấu đeo đồ trang sức thì sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh trang trang phục.

Khi bóng ngoài cuộc, cầu thủ phải rời sân để chỉnh đốn trang phục trừ trường hợp đã chỉnh trang được trang phục ngay trước đó.

Nếu đã rời sân để chỉnh đốn trang phục, khi muốn trở lại sân, cầu thủ đó phải được trọng tài cho phép khi bóng ngoài cuộc.

Trước khi được phép tiếp tục thi đấu, cầu thủ này phải được trọng tài kiểm tra.

Một cầu thủ bị trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh đốn trang phục, nếu khi trở lại sân không có phép của trọng tài, trọng tài ngưng trận đấu, cảnh cáo cầu thủ đó và trận đấu được tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được ảnh hưởng tại nơi có bóng khi trận đấu tạm dừng.

Trang phục thi đấu của các cầu thủ bóng đá được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2, 3 và Mục 4 Luật IV Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 quy định như sau:

TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ
...
2. Trang phục cơ bản
Cầu thủ trong thi đấu phải mang những trang phục:
- Áo thi đấu.
- Quần đùi - Nếu mặc quần giữ ấm phía trong quần đùi thì phải có mầu cùng với màu quần đùi thi đấu.
- Không được sử dụng trang phục thi đấu áo liền quần.
- Tất dài.
- Bọc ống chân.
- Giầy.
- Cầu thủ không được phép để hở áo mặc lót bên trong in khẩu hiệu, quảng cáo, Cầu thủ vi phạm sẽ bị Ban tổ chức giải phạt.
3. Bọc ống chân:
- Bọc ống chân phải được bít tất dài phủ kín.
- Bằng nguyên liệu thích hợp như: cao su, plastic hoặc chất liệu tương tự.
- Có khả năng bảo vệ tốt.
4. Thủ môn:
Thủ môn phải mặc trang phục thi đấu có màu dễ phân biệt với những cầu thủ khác và trọng tài.
5. Việc cho phép cầu thủ đeo kính thi đấu:
Hội đồng Luật quốc tế cho phép cầu thủ (đặc biệt là cầu thủ trẻ) đeo những loại kính mắt thể thao với kỹ thuật hiện đại, không gây nguy hiểm cho mình và các cầu thủ khác. Các trọng tài cần xem xét đặc tính an toàn của kính để quyết định cho phép hoặc không cho phép cầu thủ đeo kính trong thi đấu.
...

Như vậy, trang phục thi đấu của các cầu thủ bóng đá phải mang bao gồm:

- Áo thi đấu.

- Quần đùi - Nếu mặc quần giữ ấm phía trong quần đùi thì phải có mầu cùng với màu quần đùi thi đấu.

- Không được sử dụng trang phục thi đấu áo liền quần.

- Tất dài.

- Bọc ống chân.

+ Bọc ống chân phải được bít tất dài phủ kín.

+ Bằng nguyên liệu thích hợp như: cao su, plastic hoặc chất liệu tương tự.

+ Có khả năng bảo vệ tốt.

- Giầy.

- Cầu thủ không được phép để hở áo mặc lót bên trong in khẩu hiệu, quảng cáo, Cầu thủ vi phạm sẽ bị Ban tổ chức giải phạt.

Và thủ môn phải mặc trang phục thi đấu có màu dễ phân biệt với những cầu thủ khác và trọng tài.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,552 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào