Câu đối Tết cho học sinh? Câu đối tết dành cho trẻ mầm non hay, ý nghĩa? Mục đích giáo dục mầm non?
Câu đối Tết cho học sinh? Câu đối dành cho trẻ mầm non hay, ý nghĩa?
Tham khảo mẫu câu đối Tết 2025 cho học sinh? Câu đối dành cho trẻ mầm non hay, ý nghĩa? dưới đây:
"Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh Lộc tiến vinh hoa phú quý xuân." "Trời thêm tuổi mới, ngày thêm thọ Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà." "Chăm học hành thêm tri thức mới Siêng năng đọc sách đạt thành cao" "Năm mới đến mang niềm vui học tập Xuân về sang thêm ý chí vươn lên" "Học hành chăm chỉ xây tương lai đẹp Rèn luyện siêng năng đón mọi thành công" "Bé ngoan nghe lời cha mẹ dạy Con khéo vâng theo thầy cô khuyên" "Xuân đến bé thêm cao thêm lớn Tết về con mãi mãi ngoan hiền" "Tết vui học giỏi thêm, Xuân đến chăm ngoan mãi." "Học chăm ngày thêm giỏi, Chơi ngoan Tết trọn vui." "Hoa khai phú quý/ phúc đầy nhà." "Mùa xuân rộn ràng, lòng háo hức/ Ông bà tặng bé thức quà hay." "Phúc đáo gia đình, hạnh phúc lan tỏa khắp nơi." "Hoa khai phú quý, khánh đoàn viên, đồng lòng chúc phúc tân niên" "Phát tài phát lộc Công thành danh toại" "Cát tường như ý Cung chúc Tân xuân" |
Trên đây là 1 số câu đối Tết xuân Ất Tỵ cho học sinh? Câu đối tết dành cho trẻ mầm non hay, ý nghĩa?
Câu đối Tết 2025 cho học sinh? Câu đối tết xuân Ất Tỵ dành cho trẻ mầm non hay, ý nghĩa? (hình từ internet)
Mục đích giáo dục mầm non?
Theo quy định tại Điều 23 Luật Giáo dục 2019 về vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non như sau:
Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non
1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
2. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Theo đó việc giáo dục mầm non phải hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức khi nào?
Theo quy định tại Điều 92 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, trẻ mầm non từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh, trẻ mầm non và hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non liên trường và ở các cấp hành chính.
Như vậy, ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, trẻ mầm non từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh, trẻ mầm non và hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Chương trình giáo dục mầm non
1. Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;
b) Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;
c) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở giáo dục mầm non. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non sau khi được thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.
Như vậy, chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;
- Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;
- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.