Cắt điện do Siêu bão Yagi phải được thông báo trước bao lâu? Công tác sẵn sàng, chủ động ứng phó với Siêu bão Yagi?
Cắt điện do Siêu bão Yagi phải được thông báo trước bao lâu?
Ngừng, giảm mức cung cấp điện được quy định tại Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Bên bán điện được ngừng, giảm mức cung cấp điện trong các trường hợp sau:
a) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 Luật điện lực;
b) Bên mua điện có hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 7 Luật điện lực;
c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật điện lực, Luật xây dựng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Bộ Công Thương quy định cụ thể về điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện; chi phí ngừng và cấp điện trở lại.
Viện dẫn tới Điều 27 Luật Điện Lực 2004 được quy định như sau:
Ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.
2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp bên mua điện không thực hiện đúng các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 của Luật này thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện.
Theo đó, trường hợp Siêu bão Yagi diễn biến có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng, mà bên bán điện tại các tỉnh thành không kiểm soát được và có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện tại các tỉnh thành có thể được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý.
Trường hợp, cắt điện do Siêu bão Yagi phải được thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại trong thời hạn 24 giờ.
Cắt điện do Siêu bão Yagi phải được thông báo trước bao lâu? Công tác sẵn sàng, chủ động ứng phó với Siêu bão Yagi?(Hình từ Internet)
Sức phá hoại của Siêu bão YAGI?
Sức tàn phá của Siêu bão YAGI được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Xác định cấp độ rủi ro thiên tai
..
3. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định này).
...
Theo đó, Siêu bão YAGI có mức độ rủi ro từ rất lớn đến rủi ro ở mức thảm họa.
Ngoài ra, theo Hướng dẫn từ Bộ xây dựng và Viện khoa học Công nghệ Tải về mô tả cụ thể mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra của gió bão YAGI - Siêu bão cụ như sau:
- Vận tốc gió đối với Siêu bão ước tính từ 184km/h đến 220km/h;
- Độ sóng biển cao lên tới hơn 14m;
- Tình trạng mặt biển: sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn;
- Sức phá hoại của Siêu bão YAGI trên mặt đất:
+ Sức tàn phá ghê gớm, các nhà mái tôn có thể bị bay nóc, làm sập nhà gỗ tường bao.
+ Sức tàn phá ghê gớm, có thể đẩy lùi các xe ô tô con, cây cổ thụ rễ sâu từ 3 m đến 5 m bật gốc.
+ Sức phá hoại cực lớn, công trình xây dựng hư hại nặng nề.
+ Sức phá hoại cực lớn, bão lên cơn cuồng phong thịnh nộ, công trình xây dựng hư hại nặng nề, mưa vũ bão, tầm nhìn hạn chế mức tối đa, tấm sàn bê tông dày 100 mm có thể bị di chuyển.
Tham khảo mô tả chi tiết Sức mạnh Cấp gió bão Siêu bão:
Công tác sẵn sàng, chủ động ứng phó với Siêu bão YAGI được thực hiện như thế nào?
Theo Công văn 1675/BXD-GĐ năm 2024 về phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2024 do Bộ Xây dựng ban hành quy định như sau:
Nhằm sẵn sàng, chủ động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung như sau:
1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai ở địa phương theo 04 tài liệu hướng dẫn đã được đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Bộ Xây dựng[2].
2. Đối với công tác quy hoạch: tổ chức thực hiện việc rà soát, cập nhật, bổ sung các giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị, khu dân cư phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu của những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sụt lún đất, sạt lở đất, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng;
Xác định mức độ ảnh hưởng của tần suất mưa lũ xảy ra ở từng khu vực trên địa bàn để lựa chọn địa điểm tái định cư đảm bảo an toàn cho người dân; cảnh báo và chủ động di dời nhân dân đến nơi an toàn ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng bởi bão mạnh, siêu bão, các khu vực dân cư sinh sống tại vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các khu vực thoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa.
3. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật: rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập lụt khi mưa, lũ; kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị; thực hiện cắt tỉa cây xanh đô thị; đảm bảo an toàn điện và cung cấp nước sạch cho các vùng bị ngập lụt.
4. Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng: yêu cầu người dân, chủ quản lý, chủ sử dụng thực hiện gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn nhà ở trước mùa mưa bão; các công trình sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, trần thạch cao, cửa kính, công trình gắn pano, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao phải được kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cường; các công trình xây dựng tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất như bờ sông, bờ suối, lũ ống, lũ quét phải được đánh giá và cảnh báo cho người dân.
5. Đối với công trình đang thi công xây dựng: phải lập và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt công tác đảm bảo an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao trong mùa mưa bão.
6. Đối với các công trình kết cấu dạng tháp - trụ (dùng trong các ngành viễn thông, truyền hình, truyền tải điện, hệ thống kiểm soát lưu thông trên sông biển ...) đặt tại các vị trí xung yếu như ven biển, hải đảo, khu vực thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, xâm thực, khu vực đông dân cư: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác bảo trì; thực hiện công tác kiểm định chất lượng định kỳ và quan trắc biến dạng công trình theo quy trình bảo trì; sửa chữa, khắc phục kịp thời các tồn tại (nếu có) trước mùa mưa bão.
7. Đối với các cột điện ly tâm bê tông cốt thép: yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng và gia cường, giằng chống đối với các trường hợp không đảm bảo chất lượng, bị nghiêng hoặc bố trí hoạt tải sai khác so với thiết kế ban đầu để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
8. Đối với các công trình hồ đập: rà soát, kiểm tra, kiểm định an toàn hồ đập trước mùa mưa bão; rà soát, kiểm tra quy trình vận hành hồ đập nhằm đảm bảo an toàn cho lưu vực hạ du.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.