Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Caption Lễ Giáng sinh?
Tham khảo mẫu Caption giáng sinh ngắn, caption noel ý nghĩa dưới đây:
"Mùa yêu thương đã về" "Giáng sinh an lành" "Noel ấm áp bên người thương "Merry Christmas! Gia đình tôi chính là quà lớn nhất mà tôi nhận được từ cuộc sống." "Merry Christmas! Ước gì những điều tuyệt vời nhất sẽ đến với bạn trong mùa lễ hội này" "Giáng sinh về, nhà nhà rực rỡ ánh đèn, lòng người ấm áp tình thân" "Những món quà đẹp nhất của Giáng sinh không phải là những hộp quà được gói ghém cẩn thận, mà là tình yêu thương và sự quan tâm chúng ta dành cho nhau" "Noel này em bận yêu đời Hẹn anh Noel năm khác chúng mình yêu nhau." "Trời đông gió thổi chẳng ngừng Anh không cẩn thận coi chừng yêu em." "Đêm Giáng sinh sương mù bao phủ Nhớ anh nhiều em có ngủ được đâu." "Giáng sinh đến rồi, chúc cho mọi người được yêu thương thật nhiều." "Giáng sinh đến rồi, trao yêu thương đi thôi và bạn sẽ nhận lại được những gì bạn trao đi." "Em không cần ông già Noel tặng quà, chỉ cần anh tặng em một nụ cười là đủ." "Noel chỉ cần xuống phố, biết đâu gặp được bến đỗ đời ta" "Hy vọng Noel năm nay sẽ là năm ấm áp và đáng nhớ nhất với em. Noel không lạnh, vì chúng mình có nhau. Chúc người anh yêu có một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc!" |
Caption Giáng sinh tiếng Anh
Christmas this year, you are the best gift I could ask for. (Giáng sinh năm nay, bạn là món quà tuyệt nhất mà mình có thể ước.) You’re my favorite Christmas present this year. (Bạn là món quà Giáng sinh tôi yêu thích nhất vào năm nay.) Merry Christmas! May your happiness be large and your invoice be small. (Giáng sinh vui vẻ! Chúc bạn có niềm vui thật lớn, còn hóa đơn thì vô cùng nhỏ.) Christmas is magical because we’re together. (Giáng sinh thật diệu kỳ bởi vì chúng ta bên nhau.) Merry Christmas and a Happy New Year! (Giáng sinh vui vẻ và chúc mừng năm mới!) |
Lưu ý: Thông tin về Caption giáng sinh ngắn, Caption noel ý nghĩa chỉ mang tính chất tham khảo
Người lao động có được tạm ứng tiền lương vào Lễ Giáng sinh không?
Theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó, việc ứng trước tiền lương cần được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa hai bên, bao gồm số tiền ứng, thời hạn trả lại và các điều khoản liên quan khác.
Người lao động có quyền đề xuất với doanh nghiệp ứng trước một phần hoặc toàn bộ tiền lương vào ngày này để giải quyết các khó khăn về tài chính. Đồng thời, doanh nghiệp không được thu lãi đối với khoản tiền ứng trước này.
Lưu ý: Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì không được tạm ứng tiền lương.
Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy có thể thấy, ngày Lễ Giáng sinh không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định. Do đó, vào ngày Lễ Giáng sinh, người lao động sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu ngày Lễ Giáng sinh rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Trường hợp ngày Lễ Giáng sinh không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.
Theo quy định lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Do đó, nếu ngày Lễ giáng sinh rơi vào Tết cổ truyền dân tộc hay Quốc khánh của nước họ thì được nghỉ
Hoạt động tín ngưỡng của nhà thờ có phải đăng ký không?
Theo Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.
Như vậy, hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ không phải đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.