Cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế dựa vào các căn cứ gì? Khi có tranh chấp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thế nào?

Cho tôi hỏi việc cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế dựa vào các căn cứ gì? Khi có tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thế nào? Câu hỏi của chị Hòa (Tp.HCM).

Vận chuyển hàng không quốc tế là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 114 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định:

- Vận chuyển hàng không quốc tế là việc vận chuyển bằng đường hàng không qua lãnh thổ của hơn một quốc gia.

- Việc trao đổi quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và các quốc gia khác phải bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.

Cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế

Cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế (Hình từ Internet)

Cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế dựa vào các căn cứ gì?

Căn cứ theo Điều 114 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định về việc cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế như sau:

- Quyền vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay; trên cơ sở và phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong trường hợp Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thể cho phép hãng hàng không khai thác vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ tạm thời đến và đi từ Việt Nam.

- Quyền vận chuyển hàng không quốc tế không thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường và không được gây ảnh hưởng xấu đến vận chuyển thường lệ.

Các căn cứ để cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế nêu trên được quy định cụ thể tại Điều 17 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

(1) Nhu cầu thị trường:

- Đối với những đường bay mới chưa có hãng hàng không nào khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp trên cơ sở đề nghị của hãng hàng không dự định khai thác đường bay đó;

- Đối với các đường bay đang khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp căn cứ kết quả khai thác trên các đường bay này tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.

(2) Khả năng của hãng hàng không:

- Khả năng về tài chính, đội tàu bay, nhân lực;

- Tính khả thi của kế hoạch khai thác tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.

(3) Cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế:

- Khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay;

- Sự phát triển ổn định và hợp lý của các đường bay;

- Cân đối vận tải hàng không giữa các vùng, miền, có tính đến yếu tố kích cầu và khuyến khích khai thác đến các cảng hàng không tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không (đường bay thiết yếu), các cảng hàng không có lượng khai thác thấp, thực tế khai thác các đường bay thiết yếu của các hãng hàng không;

- Phân bổ tải cung ứng hợp lý cho các hãng hàng không Việt Nam trên mạng đường bay.

Khi có tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thế nào?

Căn cứ theo Điều 172 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có quy định Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hóa theo lựa chọn của người khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

- Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam;

- Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam;

Hợp đồng vận chuyển quốc tế đề cập phía trên là hợp đồng vận chuyển mà theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, địa điểm xuất phát và địa điểm đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng có địa điểm dừng thoả thuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác, không kể có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải.

Đối với tranh chấp về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết hoặc bị thương thì ngoài các trường hợp nêu trên thì Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp hành khách có nơi cư trú chính và thường xuyên tại Việt Nam vào thời điểm xảy ra tai nạn, với điều kiện:

- Người vận chuyển có hoạt động khai thác vận chuyển hành khách trực tiếp bằng tàu bay của mình hoặc bằng tàu bay của người vận chuyển khác theo hợp đồng giao kết giữa những người vận chuyển về việc liên danh khai thác các chuyến bay vận chuyển hành khách;

- Người vận chuyển sử dụng trụ sở của mình hoặc trụ sở của người vận chuyển khác có hợp đồng liên danh giao kết với mình để kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tại Việt Nam.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,892 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào