Cập nhật dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch cần phải đảm bảo yêu cầu như thế nào? Cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch sẽ được xây dựng ra sao?
Cập nhật dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch cần phải đảm bảo yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 37/2020/NĐ-CP, thì việc cập nhật dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch cần phải đảm bảo yêu cầu như sau:
- Việc thu thập, cập nhật, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Tính chính xác, đầy đủ, khoa học, khách quan và kế thừa;
+ Tính đồng bộ, có khả năng kết nối, trao đổi dữ liệu;
+ Cập nhật thường xuyên; lưu trữ, bảo quản, đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài;
+ Tổ chức quản lý có hệ thống, thuận tiện trong khai thác sử dụng, phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu khai thác phục vụ công tác quy hoạch và nhu cầu thông tin quy hoạch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Công bố công khai và đảm bảo quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận và sử dụng thông tin đúng mục đích theo quy định pháp luật;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch sẽ được xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 37/2020/NĐ-CP, thì cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch sẽ được xây dựng như sau:
- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch được xây dựng theo kiến trúc một cổng thông tin điện tử kết nối giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường mạng, phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; phục vụ công tác lập quy hoạch, lấy ý kiến về quy hoạch, công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch; giám sát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch.
- Các thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch là thông tin, cơ sở dữ liệu được số hóa, liên kết, tích hợp với nhau, gắn với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và được thẩm định theo quy định của pháp luật.
- Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện; sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN - 2000 cho tất cả các loại thông tin, cơ sở dữ liệu bản đồ.
Quy hoạch (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu được thu thập để xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch sẽ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định 37/2020/NĐ-CP, thì cơ sở dữ liệu được thu thập để xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch sẽ bao gồm:
+ Cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn đã được phê duyệt và được lưu trữ theo quy định tại Điều 44 của Luật Quy hoạch;
+ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành do bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý, bao gồm cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia và hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước;
+ Cơ sở dữ liệu về địa chất và khoáng sản; cơ sở dữ liệu về môi trường; cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn;
+ Cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo; cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu;
+ Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê về đất đai; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thông tin và cơ sở dữ liệu liên quan đến điều tra cơ bản về đất đai;
+ Cơ sở dữ liệu về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; cơ sở dữ liệu về hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội; cơ sở dữ liệu về xây dựng; cơ sở dữ liệu về hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn; cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; cơ sở dữ liệu về quốc phòng, an ninh; cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ có liên quan;
+ Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được chuẩn hóa và cập nhật thường xuyên;
+ Thông tin và cơ sở dữ liệu về quy hoạch khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.