Cảng hàng không tại Việt Nam có bao nhiêu nhóm cảng theo quy định pháp luật hiện nay? Khung giờ khai thác như thế nào?
Cảng hàng không tại Việt Nam có bao nhiêu nhóm cảng theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT quy định về nhóm cảng hàng không như sau:
Quy định về nhóm cảng hàng không và khung giờ khai thác
1. Các cảng hàng không của Việt Nam được chia thành 03 nhóm như sau:
a) Nhóm A là nhóm các cảng hàng không khai thác 24/24 giờ:
b) Nhóm B là nhóm các cảng hàng không, không thuộc nhóm A và nhóm C quy định tại điểm a và điểm c của khoản này:
c) Nhóm C là nhóm các cảng hàng không phục vụ kinh tế, xã hội bao gồm: cảng hàng không Côn Đảo, Điện Biên, Cà Mau, Rạch Giá.
...
Như vậy, hiện nay tại Việt Nam có 03 nhóm cảng hàng không được xếp theo thứ tự nhóm A, nhóm B và nhóm C.
- Nhóm A là các cảng hàng không khai thác 24/24 giờ, có thể kể đến một số cảng hàng không như cảng hàng không Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Phú Bài, Cam Ranh, Cát Bi, Cần Thơ, Liên Khương.
- Cảng hàng không nhóm C là các cảng hàng không phục vụ kinh tế, xã hội bao gồm: cảng hàng không Côn Đảo, Điện Biên, Cà Mau, Rạch Giá.
- Cảng hàng không nhóm B là các cảng hàng không còn lại (không thuộc nhóm A và nhóm C).
Cảng hàng không tại Việt Nam có bao nhiêu nhóm cảng theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Các cảng hàng không tại Việt Nam có khung giờ khai thác như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT thì khung giờ khai thác của các cảng hàng không tại Việt Nam như sau:
(1) Khung giờ cao điểm được tính là các khung giờ có số chuyến bay thực tế từ 90% trở lên so với giới hạn khai thác của cảng hàng không;
(2) Khung giờ thấp điểm được tính là các khung giờ có số chuyến bay thực tế từ 0-30% so với giới hạn khai thác của cảng hàng không;
(3) Khung giờ bình thường sẽ là các khung giờ còn lại có chuyến bay thực hiện khác với quy định khung giờ cao điểm và khung giờ thấp điểm
Cảng hàng không sẽ không thu tiền sử dụng dịch vụ hàng không trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT quy định về các trường hợp không thu tiền sử dụng dịch vụ hàng không như sau:
Các trường hợp không thu tiền sử dụng dịch vụ hàng không
1. Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay: dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý
a) Chuyến bay chuyên cơ (không bao gồm chuyến bay chuyên cơ kết hợp vận chuyển thương mại).
b) Chuyến bay công vụ.
c) Chuyến bay tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo, cứu trợ lũ lụt, thiên tai và làm nhiệm vụ nhân đạo khác.
d) Chuyến bay phải quay trở lại hạ cánh sau khi cất cánh trong khoảng thời gian dưới 30 phút vì bất cứ lý do nào.
2. Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không
a) Hàng gửi theo đường ngoại giao, hàng viện trợ nhân đạo.
b) Hàng hóa, phụ tùng xuất đi phục vụ sửa chữa và vật tư, vật phẩm của các hãng hàng không phục vụ cho chuyến bay (không bao gồm hàng bán miễn thuế trên các chuyến bay).
c) Hành khách đi trên các chuyến bay thuộc đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ tại khoản 1 Điều này.
d) Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý.
đ) Thành viên tổ bay (kể cả trường hợp chuyển cảng hàng không).
e) Trẻ em dưới 02 tuổi: tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên.
3. Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ phục vụ hành khách
a) Hành khách đi trên các chuyến bay thuộc đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ tại khoản 1 Điều này.
b) Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý.
c) Thành viên tổ bay (kể cả trường hợp bay chuyển cảng hàng không).
d) Trẻ em dưới 02 tuổi: tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên.
Theo đó, cảng hàng không sẽ không thu tiền đối với các dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Ngoài ra, cảng hàng không sẽ không thu tiền sử dụng dịch vụ hàng không đối với các đối tượng:
(1) Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không
- Hàng gửi theo đường ngoại giao, hàng viện trợ nhân đạo.
- Hàng hóa, phụ tùng xuất đi phục vụ sửa chữa và vật tư, vật phẩm của các hãng hàng không phục vụ cho chuyến bay (không bao gồm hàng bán miễn thuế trên các chuyến bay).
- Hành khách đi trên các chuyến bay thuộc đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ.
- Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý.
- Thành viên tổ bay (kể cả trường hợp chuyển cảng hàng không).
- Trẻ em dưới 02 tuổi: tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên.
(2) Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ phục vụ hành khách
- Hành khách đi trên các chuyến bay thuộc đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT.
- Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý.
- Thành viên tổ bay (kể cả trường hợp bay chuyển cảng hàng không).
- Trẻ em dưới 02 tuổi: tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.