Cần tuân thủ những quy định chung về an toàn lao động nào khi tiến hành khảo sát địa chất đối với công trình thủy lợi?

Đối với hoạt động khảo sát địa chất công trình thủy lợi, việc tiến hành cần đáp ứng những quy định chung nào? Cần tuân thủ những quy định gì về an toàn lao động khi tiến hành khảo sát địa chất đối với công trình thủy lợi? Bên cạnh đó, hoạt động phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?

Quy định chung đối với hoạt động khảo sát địa chất công trình thủy lợi là gì?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật trong khảo sát địa chất quy định chung đối với hoạt động tiến hành khảo sát địa chất công trình thủy lợi như sau:

"4 Quy định chung
4.1 Các bước tiến hành công tác khoan (khoan máy, khoan tay), đào
4.1.1 Bước chuẩn bị chung:
1) Tiếp nhận và nghiên cứu kỹ phương án kỹ thuật khảo sát địa chất công trình được phê duyệt (gọi tắt là phương án kỹ thuật khảo sát) đặc biệt lưu ý đến phần đặc điểm địa chất công trình, khối lượng và yêu cầu kỹ thuật khoan, đào; đi thực địa, nhận địa điểm và khảo sát điều kiện thi công khoan, đào;
2) Lập kế hoạch, tiến độ thực hiện; chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, dụng cụ kỹ thuật và vận chuyển đến địa điểm khảo sát.
4.1.2 Bước thi công từng hố khoan, hố đào:
1) Nhận vị trí hố khoan, hố đào; đối với khoan tiến hành làm nền khoan/phương tiện nổi (thực hiện theo điều 6.1 và 7.2), làm đường vận chuyển nội bộ, lắp đặt thiết bị khoan và hệ thống dẫn, thoát nước;
2) Thực hiện khoan, đào; lấy mẫu nõn và theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình khoan, đào theo các điều 6, 7 và 8;
3) Lấy các loại mẫu thí nghiệm, thí nghiệm hiện trường trong hố khoan, hố đào thực hiện theo điều 5.8 và 5.9.
4.1.3 Bước kết thúc hố khoan, đào:
1) Sau khi hoàn thành khoan, đào; lấy mẫu nõn và thực hiện xong các thí nghiệm trong hố khoan, hố đào theo phương án kỹ thuật khảo sát thì được kết thúc;
2) Công việc kết thúc hố khoan, hố đào thực hiện theo điều 6.5, 7.7 và 8.4;
3) Lập tài liệu gốc của hố khoan, hố đào thực hiện theo điều 6.6, 7.8 và 8.5.
4.2 Yêu cầu cấu trúc hố khoan, hố đào phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiên cứu địa chất công trình, khi mở lỗ phải xét đến khả năng chống ống, bảo vệ vách hố, thay đổi đường kính hố khoan và kích thước hố đào sao cho phải đảm bảo khoan hoặc đào xuống dưới sâu vẫn đủ kích thước theo yêu cầu của phương án kỹ thuật khảo sát.
Đối với cấu trúc hố khoan máy cần lưu ý thêm các vấn đề sau:
1) Chống ống ổn định hướng và bảo vệ miệng hố khoan;
2) Chống ống vách qua các tầng ổn định kém (tầng dăm cuội sỏi sạn bở rời, các đới phá hủy kiến tạo, các đới phong hóa mềm bở, hang hốc, karst v.v...), để khoan các đoạn phía dưới vẫn đủ đường kính hố khoan theo yêu cầu của phương án kỹ thuật khảo sát;
3) Đối với các hố khoan xiên, khoan định hướng, trước khi khoan mở lỗ phải kiểm tra, căn chỉnh chính xác góc phương vị và góc xiên của hố khoan."

Theo đó, công tác khảo sát địa chất đối với công trình thủy lợi cần đảm bảo đáp ứng các quy định chung nêu trên.

Quy định chung đối với hoạt động khảo sát địa chất công trình thủy lợi là gì?

Quy định chung đối với hoạt động khảo sát địa chất công trình thủy lợi là gì?

Cần tuân thủ những quy định chung về an toàn lao động nào khi tiến hành khảo sát địa chất đối với công trình thủy lợi?

Căn cứ Mục H.1 Phụ lục H ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật trong khảo sát địa chất, một số quy định chung về an toàn lao động được nêu cụ thể như sau:

"H.1 Một số quy định chung về an toàn lao động
Công tác an toàn lao động khi thi công khoan máy, khoan tay và đào thực hiện theo quy định ở luật an toàn lao động hiện hành và cần lưu ý thêm một số nội dung sau
1) Tất cả các cán bộ công nhân phục vụ cho công việc khoan, đào đều phải được phổ biến về an toàn lao động;
2) Mọi người có mặt tại công trường đều phải mặc quần áo, đội mũ, đeo găng tay và đi giầy bảo hộ lao động theo quy định hiện hành;
3) Đơn vị chủ quản của tổ khoan/đào có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện để tổ khoan/đào có lán trại, đủ chỗ ăn ngủ hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh đảm bảo sức khỏe cho người lao động;
4) Mọi công việc đều phải được tiến hành theo đúng phương án kỹ thuật khảo sát;
5) Khi làm việc ở độ cao từ 2 m trở lên, nhất thiết phải tuân thủ các điểm sau đây:
- Phải thắt dây an toàn;
- Không được đưa dụng cụ cho nhau bằng cách tung ném;
- Lên xuống hố đào phải có bậc, lên xuống giá khoan phải dùng thang có tay vịn chắc chắn;
- Đối với đào hố: Không được hất đất bằng xẻng mà phải dùng xô buộc dây để chuyển đất đào lên trên miệng hố;
6) Khi bàn giao ca, kíp/tổ trưởng khoan/đào của ca trước có trách nhiệm bàn giao cho ca sau trạng thái thiết bị, tình trạng hố khoan, tình hình sản xuất nói chung, tình hình vệ sinh, an toàn lao động, để ca sau nắm vững tình hình trước khi tiến hành khoan/đào tiếp. Sau khi nhận ca, kíp/tổ trưởng khoan/đào của ca sau phải kiểm tra tình trạng hoạt động của máy khoan, máy bơm, máy nổ. Các hư hỏng, trục trặc phải được khắc phục ngay;
7) Máy, thiết bị, dụng cụ khoan phải được lắp đặt, vận hành, chăm sóc, sửa chữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi sử dụng cần kiểm tra chạy thử nếu thấy tốt, hợp quy cách mới được vận hành. Mỗi máy, thiết bị khoan nên có lý lịch kỹ thuật và hồ sơ theo dõi quá trình sử dụng;
8) Khi máy làm việc, nếu phát hiện có hiện tượng bất thường phải lập tức ngừng máy để kiểm tra và sửa chữa kịp thời;
9) Các thiết bị dụng cụ nâng hạ như ròng rọc, pa lăng, cáp, móc neo, v.v... phải được sử dụng đúng sức nâng theo quy định;
10) Phải triệt để tuân thủ các quy định về an toàn điện đã được ban hành. Người không có chuyên môn về điện không được tiến hành lắp ráp, sửa chữa điện. Trên khoan trường dây điện phải sử dụng loại dây có vỏ cách điện tốt. Không được để đường dây điện trực tiếp tiếp xúc với tháp khoan bằng kim loại. Các thiết bị nhất thiết phải có dây tiếp đất, tháp khoan phải có dây chống sét;
11) Nếu thi công ban đêm phải có đầy đủ ánh sáng để đảm bảo kíp khoan có thể quan sát rõ được tất cả các vị trí trong khoan trường."

Hoạt động khảo sát địa chất đối với công trình thủy lợi cần đáp ứng các yêu cầu nào về phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường?

Căn cứ Mục H.8 và Mục H.9 Phụ lục H ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật trong khảo sát địa chất, quy định về phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường đối với công tác khảo sát địa chất công trình thủy lợi được nêu cụ thể như sau:

"H.8 Phòng chống cháy nổ
1) Không được lưu giữ xăng, dầu, các vật liệu dễ bắt lửa, cháy nổ và axit ở trong nhà, trong lán có người ở;
2) Cấm hút thuốc, dùng ngọn lửa trần, đèn dầu ở khu vực có chứa xáng, dầu, hóa chất, vật liệu dễ cháy nổ;
3) Cấm dùng dụng cụ bằng sắt thép để mở nắp các thùng xăng, dầu;
4) Cấm đốt lửa gần kho xăng, dầu, gần nhà để ô tô, xe máy hoặc kho để thiết bị;
5) Cấm đốt lửa ở nơi có các chất dễ cháy như lá, cỏ khô, bụi cây khô, bãi than bùn, v.v...; cấm đốt rừng để làm nền khoan hoặc dọn sạc bề mặt hố đào;
6) Cấm vứt tàn diêm, đầu thuốc lá đang cháy dở vào rừng;
7) Cấm chiếu sáng trên khu vực khảo sát bằng đèn dầu hay ngọn lửa trần;
8) Cấm đặt dây tải điện trên tháp khoan hoặc những nơi dụng cụ khoan hoạt động có thể va đập làm đứt dây hoặc vỏ cách điện;
9) Khu vực xung quanh hố khoan, hố đào phải được dọn quang cỏ, rác khô trong phạm vi bán kính tối thiểu 5 m;
10) Trước khi đi làm, đi ngủ phải dập tắt mọi nguồn lửa ở lán trại. Ban đêm nếu để đèn dầu phải đặt đèn xa các vật dễ cháy, đèn phải có chụp che gió và phải có biện pháp giữ cho đèn không bị đổ.
H.9 Vệ sinh môi trường
1) Cấm phóng uế, vứt rác thải bừa bãi ra trong và xung quanh khoan trường. Mọi thứ phế thải phải được đổ xuống hố chôn lấp tại vị trí thích hợp;
2) Không được làm nhiễm bẩn nguồn nước xung quanh khu vực khảo sát;
3) Phải bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng xung quanh khu vực khảo sát. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người tham gia công tác khảo sát, không được chặt phá bừa bãi;
4) Hàng ngày phải vệ sinh khu vực khảo sát, nơi ở của đơn vị, khi rút quân phải tổng vệ sinh sạch sẽ."

Như vậy, đối với công tác khảo sát địa chất công trình thủy lợi, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật trong khảo sát địa chất có quy định cụ thể khi tiến hành cũng như quy định chung về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,088 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào