Căn hộ cho thuê có được xem là cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm hay không?

Tôi tên Hồng Quân. Cho tôi hỏi căn hộ cho thuê có được coi là cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm không? Gần nhà tôi có một căn hộ cho thuê đã hoạt động cũng được mấy tháng rồi. Mọi người xung quanh cứ truyền tai nhau nói chỗ này thực chất phục vụ cho việc mua bán dâm. Vậy những cơ sở kinh doanh dịch vụ nào thuộc diện dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm? Những cơ sở này cần có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống mại dâm?

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống mại dâm?

Theo Điều 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

- Mua dâm

- Bán dâm

- Chứa mại dâm

- Tổ chức hoạt động mại dâm

- Cưỡng bức bán dâm

- Môi giới mại dâm

- Bảo kê mại dâm

- Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm

- Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật. (Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP như sau: "Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm" quy định tại khoản 9 Điều 4 của Pháp lệnh là những hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm.)

Như vậy, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mai dâm là hành vi vi phạm pháp luật bị nghiêm cấm theo quy định nêu trên.

Căn hộ cho thuê có được coi là cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm không?

Căn hộ cho thuê có được coi là cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm không?

Căn hộ cho thuê có được coi là cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm không?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định về cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm như sau:

3. "Cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm" quy định tại khoản 1, 2 Điều 15 của Pháp lệnh là những cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ văn hoá hoặc các dịch vụ khác có sử dụng lao động là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên phục vụ (sau đây gọi chung là người lao động) nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí, thư giãn, chăm sóc sức khỏe, như: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê, vũ trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi, tắm nóng lạnh, cắt tóc - gội đầu máy lạnh, cà phê đèn mờ...

Với quy định trên, việc kinh doanh căn hộ cho thuê nếu có sử dụng người lao động nhằm phục vụ cho hoạt động mua bán dâm thì có thể được coi là cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có trách nhiệm như thế nào trong phòng, chống mại dâm?

Theo Điều 11 Nghị định 178/2004/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có trách nhiệm:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, điều kiện cấp phép, điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Đăng ký kinh doanh và có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật; không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ; ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động và quản lý hoạt động của các nhân viên này theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Chủ cơ sở, người quản lý, điều hành phải kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người lao động trước khi thực hiện hợp đồng lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc người lao động không có chứng chỉ hành nghề;

- Ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh về việc không để tệ nạn mại dâm xảy ra ở cơ sở mình; thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm;

- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn người lao động, thực hiện đăng ký tạm trú cho những người thuộc diện phải đăng ký tạm trú với cơ quan Công an có thẩm quyền; xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận của chính quyền địa phương nơi người đó thường trú xác nhận là người của địa phương hoặc giấy báo tạm vắng để đi làm ăn sinh sống và bản cam kết không tham gia tệ nạn mại dâm, khi được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng quý cho người lao động và theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh;

- Người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc được giao theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về quản lý hộ khẩu, khám sức khỏe theo định kỳ và cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,659 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào