Căn cứ xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia là gì? Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự là gì?
Căn cứ xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia là gì?
Theo khoản 3 Điều 12 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự như sau:
Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
...
3. Việc xây dựng, ban hành, điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia được quy định như sau:
a) Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;
b) Khi có yêu cầu đột xuất, cấp bách, vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
4. Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phòng thủ dân sự của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành.
Như vậy, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ trình Bộ trưởng, Trưởng ngành trung ương, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành.
Căn cứ xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia là gì? Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự là gì? (hình từ internet)
Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự là gì?
Theo khoản 2 Điều 12 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
1. Kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh khi cần thiết.
2. Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng;
b) Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra;
c) Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự;
d) Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương;
đ) Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;
e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:
- Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng;
- Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra;
- Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự;
- Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương;
- Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;
- Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nhà nước có những chính sách gì về phòng thủ dân sự?
Theo Điều 5 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
(1) Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng theo quy hoạch, kế hoạch; mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự.
(2) Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng thủ dân sự, xây dựng lực lượng chuyên trách về tổ chức và trang bị hiện đại, chuyên nghiệp; tăng cường trang bị, phương tiện lưỡng dụng cho lực lượng vũ trang.
(3) Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện, hoạt động phòng thủ dân sự.
(4) Phát triển, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại vào hoạt động phòng thủ dân sự.
(5) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.
(6) Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho hoạt động phòng thủ dân sự trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
(7) Bảo đảm dự trữ quốc gia cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.