Căn cứ vào đâu để xác định mức chi thêm cho người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện tinh giản biên chế?
- Trường hợp tinh giản biên chế đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được quy định ra sao?
- Căn cứ vào đâu để xác định mức chi thêm cho người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện tinh giản biên chế từ nguồn kinh phí quản lý hành chính?
- Ai có quyền quyết định mức chi thêm cho người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện tinh giản biên chế?
Trường hợp tinh giản biên chế đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 20/07/2023) quy định như sau:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
...
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.
Theo quy định trên, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 20/07/2023) quy định về các trường hợp tinh giản biên chế đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động như sau:
Các trường hợp tinh giản biên chế
...
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.
3. Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.
Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định nêu trên.
Căn cứ vào đâu để xác định mức chi thêm cho người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện tinh giản biên chế từ nguồn kinh phí quản lý hành chính?
Căn cứ vào đâu để xác định mức chi thêm cho người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện tinh giản biên chế từ nguồn kinh phí quản lý hành chính? (Hình từ Internet)
Theo Điều 17 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Mức chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế
Cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và cán bộ, công chức và người lao động ở các Kiểm toán Nhà nước khu vực nghỉ việc do tỉnh giản biên chế, ngoài chế độ được hưởng theo quy định của Nhà nước, cứ một năm công tác được tính thêm tối đa không quá 01 tháng lương hiện hưởng của cán bộ, công chức và người lao động đó, bao gồm cả hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và hệ số thâm niên vượt khung (nếu có); không tính các hệ số phụ cấp khác.
Căn cứ trên quy định người lao động ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước nghỉ việc do tỉnh giản biên chế, ngoài chế độ được hưởng theo quy định của Nhà nước, cứ một năm công tác được tính thêm tối đa không quá 01 tháng lương hiện hưởng của người lao động đó, bao gồm cả hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và hệ số thâm niên vượt khung (nếu có); không tính các hệ số phụ cấp khác.
Ai có quyền quyết định mức chi thêm cho người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện tinh giản biên chế?
Theo khoản 1 Điều 18 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Thủ tục đề nghị
a) Đối với người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định mức chi cụ thể cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước.
b) Đối với người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Kiểm toán Nhà nước khu vực, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực đề nghị Kiểm toán trưởng quyết định mức chi cụ thể cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Theo đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước có quyền quyết định mức chi thêm cho người lao động thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện tinh giản biên chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.