Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao được là công dân của Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?

Em ơi cho anh hỏi: Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao được là công dân của Nước tiếp nhận trong trường hợp nào? Nước tiếp nhận có thể yêu cầu được thông báo trước họ tên của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao trong trường hợp nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Lộc đến từ Đà Nẵng.

Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao được là công dân của Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

1. Các cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện về nguyên tắc, là công dân Nước cử đi
2. Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện không thể là công dân của Nước tiếp nhận, trừ khi có sự đồng ý của nước này. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận có thể huỷ bỏ sự đồng ý đó bất cứ lúc nào.
3. Nước tiếp nhận có thể dành cho mình quyền đó đối với những người là công dân nước thứ ba và không đồng thời là công dân Nước cử đi.

Như vậy, các cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao về nguyên tắc là công dân Nước cử đi và không thể là công dân của Nước tiếp nhận.

Tuy nhiên nếu có sự đồng ý của Nước tiếp nhận thì cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại cũng có thể là công dân của nước này và Nước tiếp nhận có thể huỷ bỏ sự đồng ý đó bất cứ lúc nào.

Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)

Nước tiếp nhận có thể yêu cầu được thông báo trước họ tên của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 7 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

Ngoài các trường hợp đã quy định ở các Điều 5, 8, 9, 11 Nước cử đi được tự do cử các thành viên của cơ quan đại diện. Đối với các tuỳ viên quân sự, hải quân hoặc không quân, Nước tiếp nhận có thể yêu cầu được thông báo trước họ tên những người này để chấp nhận.

Theo đó, Nước tiếp nhận có thể yêu cầu được thông báo trước họ tên của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao để chấp nhận đối với các tuỳ viên quân sự, hải quân hoặc không quân.

Khi cơ quan đại diện ngoại giao liên lạc với Chính phủ của Nước mình thì có thể sử dụng những phương tiện nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

1. Nước tiếp nhận phải cho phép và bảo vệ việc tự do thông tin liên lạc của cơ quan đại diện về mọi việc công. Khi liên lạc với Chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện khác và các cơ quan lãnh sự của nước mình đóng bất kỳ ở đâu, cơ quan đại diện Nước cử đi có thể dùng mọi phương tiện thông tin liên lạc thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện tín bằng mật mã hay số hiệu. Tuy nhiên, chỉ khi nào được Nước tiếp nhận đồng ý, cơ quan đại diện mới được đặt và sử dụng đài phát vô tuyến.
2. Thư tín về việc công của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. "Thư tín về việc công" được hiểu là mọi thư tín có liên quan đến cơ quan đại diện và các chức năng của cơ quan đại diện.
3. Túi ngoại giao không thể bị mở hoặc bị giữ lại.
4. Những kiện tạo thành túi ngoại giao phải mang các dấu hiệu bên ngoài dễ thấy, chỉ rõ tính chất của các kiện này và chỉ được chứa dựng những tài liệu ngoại giao hay những đồ vật dùng vào việc công.
5. Giao thông viên ngoại giao phải mang theo giấy tờ chính thức chứng nhận tư cách của họ, ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao và khi thi hành chức năng của mình, họ được Nước tiếp nhận bảo hộ. Họ được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và không bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Nước cử đi hay cơ quan đại diện có thể cử giao thông viên ngoại giao ad hoc (được chỉ định theo từng việc). Trong trường hợp đó, những quy định ở Đoạn 5 của Điều này cũng được áp dụng, nhưng ngay sau khi giao thông viên trao túi cho mình phụ trách cho người nhận thì các quyền miễn trừ đã nêu sẽ không được áp dụng nữa.
7. Túi ngoại giao có thể được giao cho người chỉ huy máy bay dân dụng sẽ hạ cánh tại một sân bay được phép đến. Người chỉ huy này phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao, nhưng người đó không được coi là giao thông viên ngoại giao. Cơ quan đại diện có thể cử một thành viên của mình đến nhận túi ngoại giao một cách trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy máy bay đó.

Theo đó, khi cơ quan đại diện ngoại giao liên lạc với Chính phủ của Nước mình thì có thể dùng mọi phương tiện thông tin liên lạc thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện tín bằng mật mã hay số hiệu.

Tuy nhiên, chỉ khi nào được Nước tiếp nhận đồng ý, cơ quan đại diện mới được đặt và sử dụng đài phát vô tuyến.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,274 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào