Cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn để yêu cầu cấp dưới thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật trong nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn thì sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn để yêu cầu cấp dưới thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật trong nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn thì sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật được xem là tội nặng hay tội nhẹ?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là bao nhiêu năm?
Cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn để yêu cầu cấp dưới thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật trong nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn thì sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật (Hình từ internet)
Theo điểm c khoản 2 Điều 393 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Căn cứ quy định trên thì trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn để yêu cầu cấp dưới thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật trong nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn thì sẽ bị phạt từ 03 năm đến 10 năm.
Ngoài ra, trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật được xem là tội nặng hay tội nhẹ?
Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Căn cứ quy định trên thì tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là tội phạm rất nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là bao nhiêu năm?
Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là 15 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.