Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành công vụ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành công vụ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong trường hợp nào?
- Ai có nhiệm vụ dẫn giải tàu thuyền vi phạm về địa điểm quy định theo quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn?
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành công vụ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo yêu cầu gì?
Các yêu cầu khi áp dụng biện pháp ngăn chặn được quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 15/2019/TT-BQP như sau:
Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm
1. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành công vụ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng người vi phạm, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật.
2. Đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn phải tổ chức canh gác đảm bảo an toàn đối với trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời gian tạm giữ.
Như vậy, theo quy định, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành công vụ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng người vi phạm, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm pháp luật.
Lưu ý: Đơn vị Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn phải tổ chức canh gác đảm bảo an toàn đối với trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời gian tạm giữ.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành công vụ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong trường hợp nào?
Trường hợp tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 15/2019/TT-BQP như sau:
Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hành chính, Tổ kiểm tra, kiểm soát phải kịp thời ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm và giải thích cho người vi phạm về hành vi vi phạm, quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2. Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt, Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát tiến hành lập biên bản làm việc, biên bản vi phạm, tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thu thập tài liệu, tang vật chứng theo thẩm quyền và báo cáo ngay người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.
4. Người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc căn cứ vào tính chất vụ việc, kịp thời báo cáo người chỉ huy cấp trên có thẩm quyền để tổ chức dẫn giải tàu thuyền vi phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn và tiến hành các biện pháp xác minh, điều tra, kết luận vụ việc.
5. Trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự.
Như vậy, theo quy định, Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn và báo cáo ngay cho người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt.
Ai có nhiệm vụ dẫn giải tàu thuyền vi phạm về địa điểm quy định theo quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn?
Việc dẫn giải tàu thuyền vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 15/2019/TT-BQP như sau:
Tổ chức dẫn giải tàu thuyền vi phạm, củng cố chứng cứ, hồ sơ
1. Người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có nhiệm vụ:
a) Tổ chức, chỉ huy theo kế hoạch hoặc mệnh lệnh của cấp trên dẫn giải tàu thuyền vi phạm về địa điểm quy định theo quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm;
b) Quyết định thành phần lực lượng, trang bị và tàu thuyền để thực hiện nhiệm vụ dẫn giải;
c) Quyết định biện pháp, đội hình và cự ly dẫn giải;
d) Phân công lực lượng quan sát, cảnh giới và giám sát;
đ) Hiệp đồng thông tin liên lạc giữa Tổ kiểm tra, kiểm soát với các tàu, xuồng Cảnh sát biển và người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;
e) Đảm bảo chế độ ăn uống;
g) Thực hiện các biện pháp quản lý người vi phạm, không để xảy ra các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản hoặc để người vi phạm tự thương, tự sát, bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, vật chứng, hàng hóa, tài liệu trong quá trình dẫn giải;
h) Dự kiến các tình huống và xử lý tình huống trong quá trình dẫn giải.
2. Tổ trưởng Tổ kiểm tra, kiểm soát có nhiệm vụ:
a) Tuyên bố lý do dẫn giải, thông báo vị trí, tọa độ dẫn giải tàu thuyền đến;
b) Yêu cầu chấp hành và phối hợp thực hiện dẫn giải cho thuyền trưởng, hoặc người đại diện, quản lý tàu thuyền vi phạm biết;
...
Như vậy, theo quy định, người chỉ huy lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy theo kế hoạch hoặc mệnh lệnh của cấp trên dẫn giải tàu thuyền vi phạm về địa điểm quy định theo quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.