Cán bộ cấp xã làm trong Ủy ban nhân dân cấp xã làm việc theo chế độ gì? Làm Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Ủy ban nhân dân cấp xã thì có được xem là cán bộ không?
Cán bộ làm trong Ủy ban nhân dân cấp xã làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ cấp xã như sau:
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; được trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, cán bộ cấp xã làm trong Ủy ban nhân dân cấp xã làm việc theo nhiệm kỳ.
Cán bộ cấp xã (Hình từ Internet)
Làm Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Ủy ban nhân dân cấp xã thì có được xem là cán bộ không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kê;
d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính – kế toán;
e) Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội.
Như vậy, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cán bộ cấp xã là một trong các chức vụ trong Ủy ban nhân dân.
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Ủy ban nhân dân cấp xã được xếp lương ra sao?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 13/2019/TT-BNV có quy định về xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã như sau:
- Cán bộ, công chức cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thì thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
+ Cán bộ, công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên xếp lương theo ngạch chuyên viên (áp dụng công chức loại A1); tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng xếp lương theo ngạch cán sự (áp dụng công chức loại A0); tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp xếp lương theo ngạch nhân viên (áp dụng công chức loại B) theo quy định tại Điều 9a Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV;
+ Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.
- Trường hợp trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP nếu đã tự túc đi học (không được cơ quan có thẩm quyền cử đi học) đến ngày Nghị định số 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp; trường hợp đã được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày Nghị định số 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp trước khi được tuyển dụng công chức cấp xã đã đảm nhiệm công việc phù hợp với chức danh công chức cấp xã và đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được tính để làm căn cứ xếp lương phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng.
- Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xếp lương đối với từng trường hợp có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi được tuyển dụng vào công chức cấp xã, theo nguyên tắc và cách tính xếp lương quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và các văn bản khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.