Cai nghiện ma túy đến giai đoạn điều trị cắt cơn nhưng nghỉ ngang thì phải thực hiện tiếp giai đoạn nào nữa?
Cai nghiện ma túy đến giai đoạn điều trị cắt cơn nhưng nghỉ ngang thì phải thực hiện tiếp giai đoạn nào nữa?
Cai nghiện ma túy đến giai đoạn điều trị cắt cơn nhưng nghỉ ngang thì phải thực hiện tiếp giai đoạn nào nữa?
Quy trình cai nghiện ma túy theo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021 gồm các giai đoạn sau:
(1) Tiếp nhận, phân loại;
(2) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
(3) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
(4) Lao động trị liệu, học nghề;
(5) Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
Ngoài ra, việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm đầy đủ các giai đoạn quy định tại khoản 1 Điều này; việc cai nghiện ma túy tự nguyện phải bảo đảm hoàn thành đủ 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi đã điều trị đến giai đoạn cắt cơn, bạn còn phải thực hiện những giai đoạn sau để hoàn tất quá trình cai nghiện ma túy, gồm:
- Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
- Lao động trị liệu, học nghề;
- Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
Tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện dẫn đến hệ quả gì?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
- Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
-Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
- Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
Do đó, trường hợp bạn tự ý chấm dứt cai nghiện khi đang trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện thì sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập khi thực hiện cai nghiện ma túy bắt buộc được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy 2021, khi thực hiện biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc, người cai nghiện sẽ được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Điều 35 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định chi tiết về cơ sở này như sau:
(1) Cơ sở cai nghiện ma túy công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
(2) Cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải bố trí các khu sau đây:
a) Khu lưu trú tạm thời đối với người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy và người trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Khu cai nghiện ma túy bắt buộc;
c) Khu cai nghiện ma túy tự nguyện;
d) Khu cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Khu cai nghiện cho người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhóm B theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
e) Khu cai nghiện cho người có hành vi gây rối trật tự, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
(3) Trong các khu quy định tại khoản 2 Điều này phải bố trí khu riêng cho nam giới và khu riêng cho nữ giới. Người có sự khác nhau giữa thực thể và giới tính ghi trong hồ sơ, lý lịch được quản lý tại phòng riêng trong khu vực theo giới tính biểu hiện trên thực thể học viên.
(4) Hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập bao gồm:
a) Tiếp nhận và tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy cho người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện;
b) Thực hiện việc xác định tình trạng nghiện ma túy;
c) Tiếp nhận, quản lý, giáo dục, tư vấn, điều trị hội chứng cai, điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh khác đối với người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
(5) Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có quyền sau đây:
a) Tiếp nhận người nghiện ma túy vào cai nghiện ma túy tự nguyện phù hợp với khả năng tiếp nhận của cơ sở cai nghiện;
b) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy công lập được quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý, giáo dục, chữa trị cho người cai nghiện ma túy.
(6) Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về xác định tình trạng nghiện ma túy, quy trình cai nghiện ma túy, quản lý người, đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy, người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy và người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bảo đảm quyền của người nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện và cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy; niêm yết công khai chi phí cai nghiện ma túy tại cơ sở theo quy định của pháp luật;
đ) Phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy tự nguyện được tiếp nhận hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành quy trình cai nghiện ma túy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện.
(7) Chính phủ quy định điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của cơ sở cai nghiện ma túy công lập và chế độ quản lý tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Như vậy, khi đang trong quá trình cai nghiện ma túy, người cai nghiện bắt buộc phải thực hiện đủ tất cả các giai đoạn. Trường hợp tự ý chấm dứt việc cai nghiện khi đang trong giai đoạn cai nghiện ma túy tự nguyện, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ bị sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.