Cách viết hồ sơ đảng viên tại mục trình độ hiện nay trong lý lịch của người xin vào Đảng được quy định như thế nào?

Tôi đang viết hồ sơ đảng viên nhưng không rõ cách viết hồ sơ đảng viên tại mục trình độ hiện nay trong lý lịch của người xin vào Đảng được quy định như thế nào? Việc xác minh lý lịch của người xin vào Đảng trong hồ sơ đảng viên và kết nạp người vào Đảng ở bản chưa có đảng viên được thực hiện như thế nào? Trên đây là câu hỏi của anh Duy Anh đến từ Lào Cai.

Cách viết hồ sơ đảng viên tại mục trình độ hiện nay trong lý lịch của người xin vào Đảng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định như sau:

KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
1. Quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên
...
1.4- Khai và chứng nhận lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-KNĐ)
...
1.4.2- Các nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng
...
12. Trình độ hiện nay:
- Giáo dục phổ thông: Ghi rõ đã học xong lớp mấy, hay tốt nghiệp hệ 10 năm, 12 năm, học phổ thông hay bổ túc. Ví dụ: 8/10 phổ thông, 9/12 bổ túc; tốt nghiệp trung học phổ thông hệ 12 năm.
- Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề): Ghi theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp. Ví dụ: Công nhân kỹ thuật hàn bậc 3, Trung cấp Thú y...
- Giáo dục đại học và sau đại học (bao gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ): Ghi theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa). Ví dụ: Cao đẳng Sư phạm, Đại học Nông nghiệp, Cử nhân Luật tại chức, Kỹ sư cơ khí, Bác sỹ Ngoại khoa; Thạc sỹ kinh tế, Tiến sỹ toán học, Tiến sỹ khoa học ... Nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.
- Học hàm: Ghi chức danh được Nhà nước phong (Giáo sư, Phó giáo sư).
- Lý luận chính trị: Ghi theo chứng chỉ, văn bằng cao nhất đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học tập trung hay không tập trung.
Đối với những trường hợp đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, thì ghi trình độ lý luận chính trị theo giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị được các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
- Ngoại ngữ: Ghi theo văn bằng hoặc chứng chỉ đã được cấp (ví dụ: đại học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga... hoặc tiếng Anh trình độ A...).
- Tin học: Đối với hệ bồi dưỡng thì ghi theo chứng chỉ, chứng nhận đã được cấp (ví dụ: tin học văn phòng; tin học trình độ A, B, C...); nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành tin học thì ghi là đại học.
- Tiếng dân tộc thiểu số: Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào thì ghi rõ tên dân tộc đó.
...

Theo đó, cách viết hồ sơ đảng viên tại mục trình độ hiện nay được hướng dẫn như sau:

- Giáo dục phổ thông: Ghi rõ đã học xong lớp mấy, hay tốt nghiệp hệ 10 năm, 12 năm, học phổ thông hay bổ túc. Ví dụ: 8/10 phổ thông, 9/12 bổ túc; tốt nghiệp trung học phổ thông hệ 12 năm.

- Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề): Ghi theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp. Ví dụ: Công nhân kỹ thuật hàn bậc 3, Trung cấp Thú y...

- Giáo dục đại học và sau đại học (bao gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ): Ghi theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa). Ví dụ: Cao đẳng Sư phạm, Đại học Nông nghiệp, Cử nhân Luật tại chức, Kỹ sư cơ khí, Bác sỹ Ngoại khoa; Thạc sỹ kinh tế, Tiến sỹ toán học, Tiến sỹ khoa học ... Nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.

- Học hàm: Ghi chức danh được Nhà nước phong (Giáo sư, Phó giáo sư).

- Lý luận chính trị: Ghi theo chứng chỉ, văn bằng cao nhất đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học tập trung hay không tập trung.

Đối với những trường hợp đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, thì ghi trình độ lý luận chính trị theo giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị được các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

- Ngoại ngữ: Ghi theo văn bằng hoặc chứng chỉ đã được cấp (ví dụ: đại học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga... hoặc tiếng Anh trình độ A...).

- Tin học: Đối với hệ bồi dưỡng thì ghi theo chứng chỉ, chứng nhận đã được cấp (ví dụ: tin học văn phòng; tin học trình độ A, B, C...); nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành tin học thì ghi là đại học.

- Tiếng dân tộc thiểu số: Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào thì ghi rõ tên dân tộc đó.

Hồ sơ đảng viên

Hồ sơ đảng viên (Hình từ Internet)

Việc xác minh lý lịch của người xin vào Đảng trong hồ sơ đảng viên thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiết 1.5 tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định như sau:

KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
1. Quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên
...
1.5- Thẩm tra, xác minh lý lịch của người xin vào Đảng
- Nếu người vào Đảng có người thân (mục 22) là đảng viên đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực trong lý lịch theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị nhưng phải thẩm tra, xác minh về chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
- Nếu người thân của người vào Đảng không phải là đảng viên thì thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
...

Theo đó, việc xác minh lý lịch của người xin vào Đảng trong hồ sơ đảng viên thực hiện như sau:

- Nếu người vào Đảng có người thân (mục 22) là đảng viên đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực trong lý lịch theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị nhưng phải thẩm tra, xác minh về chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.

- Nếu người thân của người vào Đảng không phải là đảng viên thì thẩm tra, xác minh về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.

Việc kết nạp người vào Đảng ở bản chưa có đảng viên được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:

Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng
...
3.4. (Khoản 4): Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.
3.4.1. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng (nơi người vào Đảng công tác, lao động, học tập, cư trú) giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
3.4.2. Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
...

Đồng thời, tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định như sau:

KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
1. Quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên
...
1.2- Kết nạp đảng viên ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ
Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ thực hiện theo nội dung tại Điểm 3.4 Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30-7-2021 của Ban Chấp hành Trung ương (sau đây gọi tắt là Quy định 24-QĐ/TW), cụ thể đối với một số trường hợp sau:
a) Ở thôn, ấp, bản...
- Đảng ủy cấp xã giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi người đó có đủ điều kiện và tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ nơi đảng viên giúp đỡ đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp vào Đảng theo quy định. Nhiệm vụ này được thực hiện cho đến khi thôn, ấp, bản... có đủ số đảng viên chính thức để lập chi bộ.
- Ở những xã chưa thành lập đảng bộ thì chi bộ cơ sở xã cử đảng viên tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ người vào Đảng, khi người đó có đủ điều kiện và tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
...

Theo đó, việc kết nạp người vào Đảng ở bản chưa có đảng viên thực hiện như sau:

- Đảng ủy cấp xã giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi người đó có đủ điều kiện và tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ nơi đảng viên giúp đỡ đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp vào Đảng theo quy định. Nhiệm vụ này được thực hiện cho đến khi bản... có đủ số đảng viên chính thức để lập chi bộ.

- Ở những xã chưa thành lập đảng bộ thì chi bộ cơ sở xã cử đảng viên tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ người vào Đảng, khi người đó có đủ điều kiện và tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

10,053 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào