Cách tính trợ cấp thôi việc cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau khi hết hợp đồng thế nào?

Bạn tôi là người Úc, làm việc tại Việt Nam được 24 tháng, có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Sau khi hết hạn hợp đồng, bạn tôi nghỉ việc. Vậy, bạn tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc dành cho người lao động nước ngoài không? Nếu có thì mức hưởng trợ cấp đó là bao nhiêu? - câu hỏi của anh H. (Cà Mau)

Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau khi hết hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc?

Trợ cấp thôi việc của người lao động được áp dụng theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
...

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
...

Tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
...
4. Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
...

Theo các quy định trên, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động (do nguyên nhân hết hạn hợp đồng) thì người lao động vẫn có thể được xét hưởng trợ cấp thôi việc, mà không phân biệt lao động Việt Nam hay nước ngoài.

trợ cấp thôi việc

Cách tính trợ cấp thôi việc cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau khi hết hợp đồng thế nào? (Hình từ Internet)

Cách tính trợ cấp thôi việc cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau khi hết hợp đồng thế nào?

Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau khi hết hợp đồng được căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
...

Theo đó, công thức tính trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau khi hết hợp đồng như sau:

Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc (năm) x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Tiền lương tính trợ cấp thôi việc cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau khi hết hợp đồng được xác định ra sao?

Tiền lương tính trợ cấp thôi việc cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau khi hết hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
...
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,708 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào