Cách tính tiền lương đi làm vào ngày lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động? Có được yêu cầu người lao động làm việc vào ngày lễ Quốc khánh 2/9 không?
Cách tính tiền lương đi làm vào ngày lễ Quốc khánh 2 9 của người lao động?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về số ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, vào ngày lễ Quốc khánh 2 9, người lao động sẽ được nghỉ:
- Tối đa 04 ngày từ Thứ bảy (21/08) đến hết ngày Thứ ba (03/09) nếu người lao động nghỉ cố định hàng tuần vào Thứ bảy, Chủ nhật.
- Tối đa 03 ngày từ Chủ nhật (01/09) đến hết ngày Thứ ba (03/09) nếu người lao động nghỉ cố định hàng tuần vào Chủ nhật.
- Đối với người lao động nghỉ hàng tuần vào các ngày khác thì người sử dụng lao động sắp xếp ngày nghỉ lễ sao cho phù hợp.
Đảm bảo người lao động được nghỉ tối đa 02 ngày lễ. Trong đó gồm ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau.
Tại điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luât Lao động 2019 có nêu rõ người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ được trả lương (tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm) ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì theo khoản 3 Điều 98 Bộ luât Lao động 2019, ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, tiền lương làm thêm giờ của người lao động khi đi làm vào ngày lễ Quốc khánh 2 9 sẽ được tính như sau:
* Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian
(1) Đi làm vào ban ngày
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luât Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng:
+ Tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;
+ Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến;
+ Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
+ Hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm).
- Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đi làm vào ban đêm
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm của người lao động hưởng lương theo thời gian được tính như sau:
Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
* Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm
(1) Đi làm vào ban ngày
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;
- Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
- Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
(2) Đi làm vào ban đêm
Căn cứ khoản 2 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm được tính như sau:
Trong đó, đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
Cách tính tiền lương đi làm vào ngày lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động? (Hình từ Internet)
Có được yêu cầu người lao động làm việc vào ngày lễ Quốc khánh 2 9 không?
Theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ được quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ Quốc khánh 2 9 mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và người lao động không được từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
(2) Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Đối với các trường hợp làm thêm giờ khác ngoài quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động (theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Mẫu văn bản thỏa thuận làm thêm giờ hiện nay làm mẫu nào?
Theo khoản 2 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì mẫu văn bản thuận làm thêm giờ đang được sử dụng hiện nay là Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
>>> Tải mẫu văn bản thuận làm thêm giờ - Mẫu số 01/PLIV: TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.