Cách tiến hành phương pháp thử đối với xác định sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm như thế nào?
- Dụng cụ nấu bếp bằng gốm là gì?
- Cách tiến hành phương pháp thử đối với xác định sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm như thế nào?
- Báo cáo thử nghiệm phương pháp thử xác định sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm gồm những thông tin gì?
Dụng cụ nấu bếp bằng gốm là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7148-1:2002 (ISO 8391-1 : 1986) về Dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cadimi - Phần 1: Phương pháp thử thì:
Dụng cụ nấu bếp bằng gốm (ceramic cookware) là dụng cụ bằng gốm, dùng để đun nóng khi chế biến thức ăn, ví dụ như đồ gốm sứ, sành sứ, trừ các dụng cụ bằng thủy tinh, gốm thủy tinh và sứ tráng men.
Ngoài ra, dung dịch chiết (extraction solution) là dung dịch được sử dụng trong phép thử để chiết chì và cadimi từ các dụng cụ nấu bếp.
Dụng cụ nấu bếp bằng gốm là gì? (Hình từ Internet)
Cách tiến hành phương pháp thử đối với xác định sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm như thế nào?
Cách tiến hành phương pháp thử đối với xác định sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm được quy định tại Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7148-1:2002 (ISO 8391-1 : 1986) về Dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cadimi - Phần 1: Phương pháp thử; cụ thể như sau:
1. Dung tích làm đầy
Xác định dung tích hữu hiệu của mẫu bằng cách đo thể tích nước cần thiết để làm đầy đến miệng của mẫu.
Đổ nước vào mỗi mẫu (đã được rửa sạch theo 8.3) đến hai phần ba theo dung tích hữu hiệu đã biết. Sau đó, đậy mẫu bằng nắp riêng của từng mẫu.
Nếu các mẫu của dụng cụ nấu bếp dùng để thử không có nắp, đậy chúng bằng nắp kính phẳng, mờ không chứa chì (hoặc bằng nắp đậy khác tương đương) mục đích là ngăn chứa sự bay hơi và chiếu sáng lên bề mặt thử.
2. Chiết
Đặt từng dụng cụ lên bếp điện và đun nước cho đến sôi lăn tăn, thỉnh thoảng thêm axit axêtic băng (6.1) để tạo dung dịch axit axêtic 4% (V/V).
Lượng axit axêtic, Va, cần thiết được tính theo công thức:
Va = 0,041 Vw
trong đó
Vw là thể tích nước chứa trong dụng cụ nấu bếp.
Đối với các dụng cụ có sẵn bộ phận làm nóng, nhiệt độ sôi lăn tăn sẽ được duy trì bằng cách sử dụng bộ phận làm nóng đó.
Nếu bộ phận làm nóng làm nước trong mẫu sôi mạnh, dùng Variac 1) (hoặc một thiết bị tương đương) để kiểm soát nhiệt độ chỉ ở mức làm nước sôi lăn tăn.
Nếu bộ phận làm nóng không tạo được nhiệt độ đủ để làm sôi lăn tăn dung dịch, đốt nóng bộ phận làm nóng để có được nhiệt độ cao nhất.
Duy trì việc sôi lăn tăn hoặc nhiệt độ cao nhất đã đạt được trong 2 giờ tính từ thời điểm thêm dung dịch axit axêtic.
Nếu trong trong khoảng thời gian làm nóng 2 giờ có hiện tượng bay hơi làm hao dung dịch (ví dụ như khi đun ấm trà), bù lượng hao hụt bằng dung dịch axit axêtic đã làm nóng trước (6.2) để duy trì lượng dung dịch đạt mức 2/3 dung tích hữu ích của bình. Sau khi làm nóng dung dịch trong 2 giờ, nhanh chóng ngắt nguồn nhiệt.
3. Lấy mẫu dung dịch chiết để phân tích
Trước khi lấy mẫu dung dịch chiết để xác định hàm lượng chì và/hoặc cadimi, khuấy đều dung dịch chiết của từng mẫu bằng phương pháp thích hợp để tránh hao hụt dung dịch chiết hoặc làm mòn bề mặt thử (ví dụ: dùng pipet lấy và tráng bề mặt mẫu thử vài lần bằng dung dịch chiết).
Không pha loãng dung dịch chiết (ví dụ bằng cách rửa nhẹ mẫu thử). Chuyển dung dịch chiết vào dụng cụ bảo quản mẫu thích hợp bằng thủy tinh borosilicat. Không cần thiết phải chuyển toàn bộ dung dịch chiết.
Nếu nồng độ dung dịch chiết lớn hơn 20 mg/l, lấy một lượng vừa đủ mẫu và dùng dung dịch axit axêtic (6.2) pha loãng để giảm nồng độ xuống dưới 20 mg/l.
Tiến hành phân tích dung dịch chiết càng sớm càng tốt ngay sau khi đạt nhiệt độ phòng để tránh sự hấp phụ chì hoặc cadimi lên thành dụng cụ bảo quản, đặc biệt khi nồng độ của các kim loại trên thấp.
4. Hiệu chuẩn và xác định
Lập và thao tác cẩn thận dụng cụ đo chuẩn sao cho có được độ nhạy tối đa vì các phép xác định chì với hàm lượng nhỏ hơn 0,50 mg/l, hoặc cadimi với hàm lượng nhỏ hơn 0,05 mg/l đòi hỏi phải có thiết bị thích hợp nhất đủ đáp ứng yêu cầu trên.
Chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn bằng cách pha loãng dung dịch chuẩn gốc (6.3) với axit axêtic (6.2) và sử dụng kỹ thuật điều chỉnh hoặc xây dựng đồ thị hiệu chuẩn, với trục hoành biểu thị sự hấp thụ của dung dịch hiệu chuẩn và trục tung biểu thị nồng độ chì hoặc cadimi tương ứng, tính bằng miligam trên lít.
Tiến hành thử mẫu trắng với các thuốc thử như đã dùng cho các phép thử. Dung dịch mẫu trắng được đánh số “không” cho hiệu chuẩn nếu sử dụng phương pháp đồ thị.
Để lựa chọn, có thể dùng dung dịch hiệu chuẩn có nồng độ cao hơn.
Thực hiện theo qui trình tương tự để xác định hàm lượng cadimi.
Dùng máy quang phồ hấp thụ nguyên tử để đo hàm lượng chì và cadimi trong dung dịch chiết theo đúng qui trình được qui định của nhà sản xuất.
Báo cáo thử nghiệm phương pháp thử xác định sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm gồm những thông tin gì?
Theo quy định tại Mục 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7148-1:2002 (ISO 8391-1 : 1986) về Dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cadimi - Phần 1: Phương pháp thử thì:
Báo cáo thử nghiệm phương pháp thử xác định sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm phải bao gồm những thông tin sau:
- Viện dẫn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7148-1:2002;
- Nhận dạng mẫu;
- Các kết quả thí nghiệm và hình thức biểu thị các kết quả đó;
- Những chi tiết không bình thường trong quá trình thử;
- Những thao tác không qui định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7148-1:2002, hoặc những điều được coi là tự chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.