Cách phòng tránh Bão số 4: Chống tốc mái nhà lợp tôn, Fibro xi măng, nhà lợp ngói? Mức độ nguy hại của Bão số 4?

Cách phòng tránh Bão số 4: Chống tốc mái nhà lợp tôn, Fibro xi măng, nhà lợp ngói chi tiết nhất? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống Bão số 4? Mức độ nguy hại của Bão số 4 như thế nào theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg?

Cách phòng tránh Bão số 4: Chống tốc mái nhà lợp tôn, Fibro xi măng, nhà lợp ngói chi tiết nhất?

Phòng chống thiên tai được định nghĩa tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Đồng thời, căn cứ tại HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO GIÓ, BÃO CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH do Bộ Xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng) ban hành Tải về thì:

Cách phòng tránh Bão số 4: Chống tốc mái nhà lợp tôn, Fibro xi măng, nhà lợp ngói chi tiết như sau:

(1) Hướng dẫn phòng chống tốc mái nhà lợp fibro, mái tôn bằng bao cát:

- Đối với nhà có độ dốc lớn

+ Đặt các bao cát hoặc bao chứa nước ép sát mái buộc vào các dây vắt qua đỉnh mái (chống trôi trượt)

+ Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)

- Đối với nhà có độ dốc nhỏ

+ Xếp trực tiếp các bao cát hoặc bao chứa nước lên mái

+ Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)

(2) Hướng dẫn phòng chống tốc mái nhà lợp tôn, Fibro xi măng:

Phòng bão YAGI

Cách phòng tránh bào YAGI

Phòng bão YAGI

(3) Phòng chống tốc mái cho nhà lợp ngói

Phòng và giảm thiểu tốc mái ngói bằng các phương pháp:

- Xây các bờ chẩy bằng gạch để bảo vệ các cạnh mái

- Xây các con trạch bằng gạch để bảo vệ mái

- Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau

- Chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái)

Phòng tránh bão YAGI

Phòng chống bão YAGI

- Buộc mái ngói vào li tô (mè) bằng dây thép 2 mm;

- Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau;

- Chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái);

- Viên ngói lợp chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái).

Cách phòng tránh Bão số 4: Chống tốc mái nhà lợp tôn, Fibro xi măng, nhà lợp ngói chi tiết nhất? Mức độ nguy hại của Bão số 4?

Cách phòng tránh Bão số 4: Chống tốc mái nhà lợp tôn, Fibro xi măng, nhà lợp ngói chi tiết nhất? Mức độ nguy hại của Bão số 4? (Hình từ Internet)

07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống Bão số 4?

07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống Bão số 4 được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, cụ thể như sau:

Nguyên tắc 1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

Nguyên tắc 2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

Nguyên tắc 3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

Nguyên tắc 4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

Nguyên tắc 5. Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

Nguyên tắc 6. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nguyên tắc 7. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Mức độ nguy hại của Bão số 4?

Bão được định nghĩa tại khoản 7 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão (Phụ lục III Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).

Đồng thời, theo Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg - Bảng cấp gió và cấp sóng:

BẢNG CẤP GIÓ VÀ CẤP SÓNG

Cấp gió

Bô-pho

Tốc độ gió

m/s

Tốc độ gió

km/h

Độ cao sóng trung bình

m

Mức độ nguy hại

0

1

2

3

0-0,2

0,3 - 1,5

1,6 - 3,3

3,4 - 5,4

< 1

1-5

6 - 11

12 - 19

-

0,1

0,2

0,6


Gió nhẹ

Không gây nguy hại

4

5

5,5 - 7,9

8,0 - 10,7

20 - 28

29 - 38

1,0

2,0

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm

6

7

10,8 - 13,8

13,9 - 17,1

39 - 49

50 - 61

3,0

4,0

- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

8

9

17,2 - 20,7

20,8 - 24,4

62 - 74

75 - 88

5,5

7,0

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền

10

11

24,5 - 28,4

28,5 - 32,6

89 -102

103 - 117

9,0

11,5

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

- Biển động dữ đội. Làm đắm tàu biển

12

13

14

15

16

17

32,7 - 36.9

37,0 - 41,4

41,5 - 46,1

46,2 - 50,9

51,0 - 56,0

56,1 - 61,2

118 - 133

134 - 149

150 - 166

167 - 183

184 - 201

202 - 220

14,0

- Sức phá hoại cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn

Như vậy, Mức độ nguy hại của Bão số 4 tương ứng với cấp gió như sau:

Từ cấp 8 đến 9:

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền

Từ cấp 10 đến 11:

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

- Biển động dữ đội. Làm đắm tàu biển

Từ cấp 12 đến 17:

- Sức phá hoại cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn

________________

>>> Xem thêm: Công ty có thể tham khảo mẫu thông báo nghỉ tránh bão 2024 dưới đây:

Mẫu thông báo nghỉ tránh bão 2024

>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 1): Tải về

>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 2): Tải về

>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 3): Tải về

>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 4): Tải về

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

416 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào