Cách lập báo cáo tình hình thực hiện khoản vay ngắn trung và dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh?

Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện khoản vay ngắn trung và dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh? Hướng dẫn lập báo cáo chi tiết? Bên đi vay báo cáo khoản vay nước ngoài bằng văn bản trong trường hợp nào?

Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện khoản vay ngắn trung và dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh?

Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện khoản vay ngắn trung và dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN:

1

Báo cáo tình hình thực hiện vay trả nợ nước ngoài ngắn hạn không được Chính phủ bảo lãnh

Tải về

2

Báo cáo tình hình thực hiện vay trả nợ nước ngoài trung dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh

Tải về

Hướng dẫn lập báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh?

Hướng dẫn lập báo cáo tình hình thực hiện khoản vay ngắn trung và dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn lập báo cáo tình hình thực hiện khoản vay ngắn trung và dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh?

Việc lập báo cáo tình hình thực hiện khoản vay ngắn trung và dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh được hướng dẫn cụ thể đối với từng loại báo cáo như sau:

[A] Báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài ngắn hạn không được Chính phủ bảo lãnh được hướng dẫn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN:

1. Đối tượng áp dụng: Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thực hiện báo cáo chi tiết tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài ngắn hạn không được Chính phủ bảo lãnh còn dư nợ trong kỳ báo cáo.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bên đi vay đặt trụ sở chính.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bên đi vay đặt trụ sở chính

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Các khoản vay thuộc phạm vi báo cáo là các khoản vay nước ngoài ngắn hạn (có thời hạn vay đến 1 năm). Thời hạn vay được tính từ ngày dự kiến rút vốn (nhận tiền hay thông quan hàng hóa) đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng theo quy định tại thỏa thuận vay. Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn quá hạn nhưng bên đi vay đã thu xếp thanh toán nợ trong vòng 10 ngày kể từ ngày tròn 1 năm của khoản vay (do đó không phải thực hiện đăng ký khoản vay với NHNN) sẽ được báo cáo như một khoản vay ngắn hạn.

- Bên đi vay gửi báo cáo điền mã loại hình bên đi vay theo phân tổ loại hình như sau:

Loại hình bên đi vay

Mã loại hình

Nhóm doanh nghiệp (không bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

1

Doanh nghiệp Nhà nước theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp 2015

SOE

2

Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ

S50

3

Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 51 % đến 100% vốn điều lệ

F51

4

Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 10% đến 51%

F10

5

Doanh nghiệp khác

KHA

Nhóm ngân hàng

6

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

FOB

7

Ngân hàng thương mại cổ phần khác

BAK

Bên đi vay gửi báo cáo điền Mã loại hình bên đi vay tại dòng “Loại hình bên đi vay”

- Cột 7 - Thay đổi: điều chỉnh tăng/giảm khác của dư nợ của khoản vay nước ngoài trong kỳ báo cáo nhưng không làm phát sinh dòng tiền do: (i) biến động tỷ giá khi quy đổi từ đồng tiền vay sang USD giữa các kỳ báo cáo; (ii) điều chỉnh do báo cáo sai ở (các) kỳ trước; (iii) khoản vay ngắn hạn chuyển trung dài hạn; (iv) chuyển vốn vay thành vốn góp; (v) xóa nợ;...

Cột 7 nhận giá trị (+) nếu phát sinh tăng, giá trị (-) nếu phát sinh giảm. Bên đi vay báo cáo rõ nội dung phát sinh chênh lệch

- Cột 8 = Cột 2 + Cột 4 - Cột 5 + Cột 7

- Công thức kiểm tra: Cột 2 của Kỳ báo cáo = Cột 8 của Kỳ báo cáo liền trước

[B] Báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh được hướng dẫn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN:

1. Đối tượng áp dụng: Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thực hiện báo cáo chi tiết tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài trung dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh còn dư nợ trong kỳ báo cáo.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Bên đi vay gửi báo cáo điền Mã loại hình bên đi vay theo phân tổ loại hình như sau:

Loại hình Bên đi vay

Mã loại hình

Nhóm doanh nghiệp (không bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

1

Doanh nghiệp Nhà nước theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp 2015

SOE

2

Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ

S50

3

Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 51 % đến 100% vốn điều lệ

F51

4

Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 10% đến 51%

F10

5

Doanh nghiệp khác

KHA

Nhóm ngân hàng

6

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

FOB

7

Ngân hàng thương mại cổ phần khác

BAK

- Cột 3 “Hình thức vay”: Ghi theo Mã hình thức vay như sau:

STT

Hình thức vay

Mã loại hình

1

Vay bằng tiền (bao gồm khoản vay trực tiếp bằng tiền hoặc thông qua hợp đồng ủy thác cho vay với người không cư trú)

T

2

Vay thông qua hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

H

3

Vay thông qua phát hành công cụ nợ

B

4

Vay thông qua hình thức thuê tài chính

L

- Cột 4 “Bảo lãnh”: Ghi tắt đối tượng bảo lãnh cho khoản vay theo ký hiệu sau: Bảo lãnh bởi người cư trú (R); Bảo lãnh bởi người không cư trú (NR); Khoản vay không có bảo lãnh (N).

- Cột 5 “Loại hình bên cho vay”: ghi theo các Mã loại hình bên cho vay như sau: (i) bên cho vay là công ty mẹ, công ty thành viên thuộc công ty mẹ (IN); (ii) bên cho vay là: Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quốc tế (CI); (iii) bên cho vay là: Các đối tượng khác không thuộc 2 đối tượng nêu trên (Đối với khoản vay hợp vốn, ghi theo Bên cho vay chiếm đa số) (KH).

- Cột 11 “Thay đổi” điều chỉnh giá trị dư nợ trong kỳ nhưng không làm phát sinh dòng tiền do: (i) biến động tỷ giá khi quy đổi từ đồng tiền vay sang USD giữa các kỳ báo cáo; (ii) điều chỉnh do báo cáo sai ở (các) kỳ trước; (iii) khoản vay ngắn hạn chuyển trung dài hạn; (iv) chuyển vốn vay thành vốn góp; (v) xóa nợ;...

Cột 11 nhận giá trị (+) nếu phát sinh tăng, giá trị (-) nếu phát sinh giảm, bên đi vay báo cáo rõ nội dung phát sinh thay đổi.

- Cột 12 = Cột 6 + Cột 8 - Cột 9 + Cột 11

- Công thức kiểm tra: Cột 6 của Kỳ báo cáo = Cột 12 của Kỳ báo cáo liền trước

Bên đi vay báo cáo tình hình thực hiện khoản vay ngắn trung và dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh bằng văn bản trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về chế độ báo cáo đối với bên đi vay:

Chế độ báo cáo đối với bên đi vay
1. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của bên đi vay trên Trang điện tử, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử (hoặc nhập thông tin từ báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, bên đi vay sẽ được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định. Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai sót trong các báo cáo vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm báo cáo trực tuyến tại Trang điện tử (hoặc báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) tình hình thực hiện khoản vay ngắn, trung, dài hạn với số liệu sai sót đã được khắc phục; đồng thời, thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng thư điện tử để Ngân hàng nhà nước chi nhánh thực hiện kiểm duyệt theo quy định tại Thông tư này.

Theo đó, định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử.

Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,862 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào