Các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo Luật Đất Đai mới nhất?
- Các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo Luật Đất Đai mới nhất?
- Thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo Luật Đất Đai mới nhất có được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ không?
- Cơ quan, tổ chức của Nhà nước có quản lý thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hay không theo Luật Đất đai mới nhất?
Các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo Luật Đất Đai mới nhất?
Các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo khoản 3 Điều 82 Luật Đất đai 2024 bao gồm:
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng
...
3. Các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng bao gồm:
a) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất khác trong khu vực bị ô nhiễm môi trường không còn khả năng tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định;
b) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người; đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng.
...
Theo đó, các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người gồm:
- Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
- Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.
Thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo Luật Đất Đai mới nhất (Hình từ Internet)
Thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo Luật Đất Đai mới nhất có được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ không?
Thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người có được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ không thì theo khoản 2 Điều 92 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt
1. Đối với dự án đầu tư do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư phải thu hồi đất mà làm di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng và cần có chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định, cư thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2. Trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 82 của Luật này thì người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này.
...
Theo đó, thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo Luật Đất Đai mới nhất thì người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này.
Cụ thể, theo Điều 91 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người mà phần diện tích còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 của Luật này, nếu người sử dụng đất đồng ý thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản này được tính vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư.
Cơ quan, tổ chức của Nhà nước có quản lý thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hay không theo Luật Đất đai mới nhất?
Cơ quan, tổ chức của Nhà nước có quản lý thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hay không theo Luật Đất đai theo điểm g khoản 1 Điều 217 Luật Đất đai 2024 như sau:
Đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý
1. Đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý là đất chưa giao, chưa cho thuê hoặc đã được giao đất để quản lý, bao gồm:
a) Đất sử dụng vào mục đích công cộng;
b) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, ao, hồ, đầm, phá;
c) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
d) Đất có mặt nước chuyên dùng;
đ) Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
e) Đất do Nhà nước thu hồi và giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý;
g) Đất do Nhà nước thu hồi và giao Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý trong các trường hợp tại điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều 82; khoản 2 Điều 82 tại khu vực nông thôn; khoản 5 Điều 86; điểm e khoản 2 Điều 181 của Luật này;
h) Đất giao lại, chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao khi không có nhu cầu sử dụng đất thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và quy định của pháp luật có liên quan;
i) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
k) Đất chưa sử dụng.
2. Cơ quan, tổ chức của Nhà nước được giao quản lý quỹ đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm quản lý, bảo toàn diện tích đất được giao quản lý; việc sử dụng quỹ đất nêu trên thực hiện theo chế độ sử dụng đất tương ứng theo quy định của Luật này.
Theo đó, đất do Nhà nước thu hồi và giao Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý trong trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì mới được cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý.
Lưu ý: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025, trừ các trường hợp sau:
- Điều 190 Luật Đất đai 2024 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2024.
- Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng, cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Khoản 9 Điều 60 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.