Các trường hợp tài sản của hợp tác xã không dùng để thanh toán khoản nợ có đảm bảo khi hợp tác xã giải thể đủ khả năng thanh toán các khoản nợ là gì?
- Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định về đặc thù của tài sản bảo đảm thì ưu tiên áp dụng luật nào để xử lý tài sản bảo đảm?
- Trường hợp hợp tác xã giải thể thì trình tự xử lý tài sản của hợp tác xã được quy định như nào?
- Các trường hợp tài sản của hợp tác xã không dùng để thanh toán khoản nợ có đảm bảo khi hợp tác xã giải thể đủ khả năng thanh toán các khoản nợ là gì?
Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định về đặc thù của tài sản bảo đảm thì ưu tiên áp dụng luật nào để xử lý tài sản bảo đảm?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
1. Trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó.
Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố phá sản thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
Chiếu theo quy định này, khi pháp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó.
Trường hợp hợp tác xã giải thể thì trình tự xử lý tài sản của hợp tác xã được quy định như nào?
Trường hợp hợp tác xã giải thể thì trình tự xử lý tài sản của hợp tác xã được quy định như nào? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 49 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về trình tự xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể như sau:
Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể
1. Trình tự xử lý vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Thu hồi các tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;
c) Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Xử lý tài sản còn lại, trừ tài sản không chia được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thanh toán chi phí giải thể, bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi và thanh lý tài sản;
b) Thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Thanh toán các khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật;
d) Thanh toán các khoản nợ không bảo đảm;
đ) Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ.
3. Việc xử lý tài sản thực hiện theo thứ tự ưu tiên được quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp giá trị tài sản còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ thuộc cùng một hàng ưu tiên thanh toán thì thực hiện thanh toán một phần theo tỷ lệ tương ứng với các khoản nợ phải chi trả trong hàng ưu tiên đó.
4. Chính phủ quy định việc xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản.
Theo đó, trình tự xử lý vốn, tài sản của hợp tác xã khi giải thể được thực hiện như sau:
(1) Thu hồi các tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
(2) Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;
(3) Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Các trường hợp tài sản của hợp tác xã không dùng để thanh toán khoản nợ có đảm bảo khi hợp tác xã giải thể đủ khả năng thanh toán các khoản nợ là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Hợp tác xã 2012 quy định các trường hợp tài sản của hợp tác xã không dùng để thanh toán khoản nợ có đảm bảo khi hợp tác xã đủ khả năng thanh toán các khoản nợ bao gồm:
Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
2. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Như vậy, trong trường hợp tài sản của hợp tác xã nơi bạn làm việc đủ để thanh toán các khoản nợ có đảm bảo thì hợp tác xã không được dùng các tài sản nêu trên để chi trả các khoản vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.