Các trường đại học hiện nay quy định về phòng làm việc đối với cán bộ giảng dạy bộ môn phải đảm bảo diện tích như thế nào?
Các trường đại học quy định về phòng làm việc đối với cán bộ giảng dạy bộ môn phải đảm bảo diện tích như thế nào?
Các trường đại học quy định về phòng làm việc đối với cán bộ giảng dạy bộ môn phải đảm bảo diện tích như thế nào? (Hình từ Internet)
Về nhà hành chính, làm việc trường đại học theo quy định tại Mục 3.45 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3981:1985 về Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:
"3.44. Thành phần và diện tích các phòng quản lí, phục vụ (Hiệu bộ, đoàn thể xã hội, các phòng ban, ấn loát tài liệu, các bộ phận liên lạc với nước ngoài, phòng tiếp khách các văn phòng khoa...) được tính toán theo biên chế quy định nhưng diện tích chung của chúng không được lớn hơn:
- 0,6m2/học sinh đối với các trường có từ 4000 đến 6000 học sinh
- 07m2/học sinh đồi với các trường có từ 2000 - 4000 học sinh
- 0,8m2/học sinh đối với các trường có từ 1000 - 2000 học sinh
- 0,1m2/học sinh đối với các trường có từ dưới 1000 học sinh.
3.45. Trong thành phần các phòng của từng bộ môn cần có phòng chủ nhiệm bộ môn với diện tích 18m2 Các phòng làm việc của cán bộ giảng dạy bộ môn 4m2 tính cho toàn bộ cán bộ giảng dạy và phòng phương pháp giảng dạy với diện tích lớn nhất 54m2
3.46. Thành phần và số lượng phòng làm việc của các cán bộ nghiên cứu khoa học được xác định theo luận chứng kinh tế kĩ thuật.
3.47. Thành phần, diện tích và yêu cầu đối với các phòng của trung tâm máy tính cũng như loại máy tính, số lượng máy tính và chức năng của các trung tâm máy tính được quy định trong luận chứng kinh tế kĩ thuật."
Như vậy, trong thành phần các phòng của từng bộ môn cần có phòng chủ nhiệm bộ môn với diện tích 18m2. Các phòng làm việc của cán bộ giảng dạy bộ môn 4m2 tính cho toàn bộ cán bộ giảng dạy và phòng phương pháp giảng dạy với diện tích lớn nhất 54m2.
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với trường đại học phải đảm bảo những gì?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3981:1985 về Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế có yêu cầu về phòng cháy chữa cháy tại trường đại học như sau:
"4. Yêu cầu phòng cháy
4.1. Khi thiết kế các trường đại học phải tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn: phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế: TCVN 2622: 1978.
4.2. Trong trường hợp kết hợp 2 cầu thang ở cùng một sảnh thì một cầu thang phải có lối thoát trực tiếp với bên ngoài.
4.3. Các giảng đường, câu lạc bộ phải có ít nhất 2 lối thoát người. Các lối thoát người từ giảng đường, hội trường, câu lạc bộ không được xuyên qua các phòng khác mà phải trực tiếp ra ngoài, hoặc hành lang, vào buồng thang có lối trực tiếp ra ngoài.
4.4. Khi thiết kế giảng đường kiểu sàn bậc thang, hàng ghế đầu và hàng ghế cuối cùng bố trí ớ 2 mức sàn khác nhau, cần tính toán lối thoát ra cho 2/3 khán giả ở tầng sàn dưới và 1/3 khán giả ở tầng sàn trên.
4.5. Các ban công từ 50 chỗ trở lên trong các phòng thể thao, hội trường và phòng khán giả đồng thời các gác lửng phòng đọc thư viện phải có ít nhất 2 lối thoát người.
Các lối thoát người trên ban công không được xuyên qua các phòng thể thao, hội trường và phòng khán giả.
4.6. Kho chứa các vật liệu dễ cháy, nhiên liệu và các chất có nguy hiểm cháy nổ, độc khác không được bố trí trong các nhà chính của trường đại học. Khi thiết kế xây dựng các kho này phải bảo đảm đầy đủ những yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ, phòng độc đúng theo các tiêu chuẩn hiện hành.
4.7. Không được bố trí các cầu thang xoáy ốc, chiếu nghỉ ngắt đoạn, bậc thang lượn hình dẻ quạt trên đường thoát nạn, trừ những nơi cùng một lúc không tập trung quá 5 người.
4.8. Các thiết bị hoặc chịu áp lực, nhiệt độ cao không được bố trí sát các hội trường, giảng đường và những nơi thường xuyên tập trung đông người. Phải ngăn cách các thiết bị này bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất là 0,75 giờ.
4.9. Các trường đại học có thiết bị nồi hơi để cung cấp nhiệt cho nhà ăn, các phòng thí nghiệm và xưởng... cần theo đúng các quy định về phòng cháy, chữa cháy.
4.10. Phòng thí nghiệm tiến hành các thí nghiệm có liên quan đến cháy, nổ phải bố trí phần ngoài và tầng trên cùng của ngôi nhà.
4.11. Hội trường, câu lạc bộ , v.v... có từ 600 chỗ trở lên nhất thiết phải có hệ thống chữa cháy bên trong, lưu lượng nước cần thiết được tính toán theo tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.
4.12. Bố trí giảng đường, hộ trường các tầng nhà áp dụng theo bảng 23.
4.13. Các ghế trong hội trường, giảng đường phải được bắt cố định vào sàn nhà.
4.14. ở các tầng nhà có bố trí hội trường, giảng đường có 300 chỗ trở lên không xây dựng hành lang cụt. Các trường hợp khác được xây dựng hành lang cụt theo định đối với nhà và công trình công cộng."
Theo đó, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với các trường đại học đó là khi thiết kế các trường đại học phải tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn: phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.
Các giảng đường, câu lạc bộ phải có ít nhất 2 lối thoát người, các lối thoát người trên ban công không được xuyên qua các phòng thể thao, hội trường và phòng khán giả.
Kho chứa các vật liệu dễ cháy, nhiên liệu và các chất có nguy hiểm cháy nổ, độc khác không được bố trí trong các nhà chính của trường đại học. Các thiết bị hoặc chịu áp lực, nhiệt độ cao không được bố trí sát các hội trường, giảng đường và những nơi thường xuyên tập trung đông người,...
Các yêu cầu về thiết bị kĩ thuật vệ sinh của trường phải tuân theo các quy định gì?
Từ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3981:1985 về Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế quy định các yêu cầu về thiết bị kĩ thuật vệ sinh đối với trường đại học như sau:
"5. Các yêu cầu về thiết bị kĩ thuật vệ sinh.
5.1. Thiết kế hệ thống cấp nước cho trường đại học phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành
Chú thích:
a) Trong trường đại học cần thiết kế hệ thống cấp nước chung cho sinh hoạt, học tập.
Trường hợp cần cấp nước chữa cháy, phải thiết kế hệ thống cấp nước chung cho sinh hoạt học tập và chữa cháy.
b) Khi tính toán mạng lưới đường ống cấp nước bên trong các ngôi nhà, cần phải tính tổng lưu lượng nước tính toán lớn nhất cho nhu cầu sinh hoạt và học tập.
c) Khi cần thiết cho phép thiết kế hệ thống cấp nước nóng cục bộ cho các nhu cầu và sản xuất.
d) Đối với thiết bị công nghệ, trong quá trmh hoạt động cần làm nguội các thiết bị thì phải dự tính hệ thống cấp nước vòng quay.
5.2. Khi thiết kế hệ thống thoát nước cho trường đại học phải tuân thủ các tiêu về thoát nước hiện hành.
Chú thích:
1) Hệ thống thoát nước bên trong cho nước thải sinh hoạt và sản xuất cần thiết kế thành hệ thống chung.
2) Khối lượng và thành phần nước thải sản xuất lấy theo nhiệm vụ thiết kế công nghệ.
3) Nước thải trong các phòng thí nghiệm có chứa axít độ pH dưới 6,5 và kiềm độ pH trên 8,5 cần phải trung hoà trước khi tháo vào hệ thống thoát nước chung.
Hệ thống trung hoà nước cần được đặt trong các phòng dành riêng cho các thiết bị đó.
5.3. Những phòng chính của các ngôi nhà và công trình của trường đại học phải bảo đảm thông gió tự nhiên bằng cách mở cửa sổ ra hướng gió thịnh hành về mùa hè.
5.4. Các loại phòng sau đây phải thông gió tự nhiên, thoáng mát:
Giảng đường, hội trường, phòng học, phòng thể dục thể thao, phòng đọc trong thư viện, phòng ăn, phòng ở, phòng thí nghiệm sản sinh ra hơi và nhiệt thừa.
5.5. Chỉ được thiết kế thông gió cơ khí cho các phòng thí nghiệm có sản sinh ra hơi độc, xưởng có sản sinh ra hơi độc, hỗn hợp khí có nguy hiểm cháy nổ hoặc các xưởng có đặt lò.
Chú thích:
a) Đối với các phòng thí nghiệm có thải độc thì phải bố trí hút hơi tại chỗ bằng các tủ hút hơi. Nơi thoát hơi độc phải bố trí ở các chỗ thoáng, không ảnh hưởng tới người làm việc hay sinh hoạt.
b) Số lần trao đổi không khí của phòng đqợc tính toán theo nồng độ cho phép của hơi độc trong phòng cháy hay theo lượng nhiệt lửa thừa toả ra.
5.6. Cho phép sử dụng quạt trần trong các phòng: hội trường, giảng đường, phòng học, phòng đọc sách thư viện, phòng ăn.
Phải có đầy đủ biện pháp chống nóng cho các loại phòng sau đây: Giảng đường, hội trường, phòng đọc sách thư viện, phòng thể dục thể thao, các phòng học, phòng vẽ kĩ thuật, phòng thiết kế, phòng vẽ mĩ thuật, phòng ăn, phòng ở, xưởng....
Chú thích: Các loại phòng kể trên đều phải có thiết kế kết cấu che nắng (ô văng hành lang,mái hắt, lôgia, ban công, các loại tấm chắn nắng)."
Như vậy, các yêu cầu về thiết bị kĩ thuật vệ sinh của trường phải tuân theo thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước, các phòng chính của các ngôi nhà và công trình của trường đại học phải bảo đảm thông gió tự nhiên bằng cách mở cửa sổ ra hướng gió thịnh hành về mùa hè.
Chỉ được thiết kế thông gió cơ khí cho các phòng thí nghiệm có sản sinh ra hơi độc, xưởng có sản sinh ra hơi độc, hỗn hợp khí có nguy hiểm cháy nổ hoặc các xưởng có đặt lò, cho phép sử dụng quạt trần trong các phòng: hội trường, giảng đường, phòng học, phòng đọc sách thư viện, phòng ăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.