Các tổ chức quản lý khu khai thác khoáng sản phải bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì các tổ chức quản lý khu khai thác khoáng sản phải bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Minh Nhật đến từ Đồng Tháp.

Các tổ chức quản lý khu khai thác khoáng sản phải bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT, có quy định như sau:

Nguyên tắc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình.
2. Hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai phải được chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn về người, tài sản, công trình, hạng mục công trình hạ tầng và không làm gia tăng rủi ro thiên tai, phát sinh thiên tai mới.
3. Thực hiện đồng bộ, hài hòa các biện pháp bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

Như vậy, theo quy định trên thì các tổ chức quản lý khu khai thác khoáng sản phải bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai theo nguyên tắc sau:

- Tổ chức có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình.

- Hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai phải được chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn về người, tài sản, công trình, hạng mục công trình hạ tầng và không làm gia tăng rủi ro thiên tai, phát sinh thiên tai mới.

- Thực hiện đồng bộ, hài hòa các biện pháp bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

khai thác khoáng sản

Các tổ chức quản lý khu khai thác khoáng sản phải bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức quản lý khu khai thác khoáng sản kiểm tra đánh giá hiện trạng, mức độ an toàn phòng chống thiên tai của công trình về những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 9 Điều 5 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT, có quy định như sau:

Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình
9. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai của công trình, hạng mục công trình hạ tầng:
a) Kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng.
b) Kiểm tra, phát hiện và kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó đối với sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai tại khu vực lân cận có khả năng ảnh hưởng đến các khu khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình.
c) Xác định, tổng hợp các khu vực trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm, xung yếu đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng trước mùa lũ hằng năm.
d) Khi phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời đến cơ quan, người có thẩm quyền để được hỗ trợ.

Như vậy, theo quy định trên thì các tổ chức quản lý khu khai thác khoáng sản kiểm tra đánh giá hiện trạng, mức độ an toàn phòng chống thiên tai của công trình về những nội dung sau:

- Kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng.

- Kiểm tra, phát hiện và kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó đối với sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai tại khu vực lân cận có khả năng ảnh hưởng đến các khu khai thác khoáng sản.

- Xác định, tổng hợp các khu vực trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm, xung yếu đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng trước mùa lũ hằng năm.

- Khi phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời đến cơ quan, người có thẩm quyền để được hỗ trợ.

Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai tại các khu khai thác khoáng sản?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT, có quy định về trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai như sau:

Trách nhiệm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai
3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai
a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.
b) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình.
c) Rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.
d) Tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng theo thẩm quyền.
đ) Tham mưu về kỹ thuật đối với việc xử lý sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và khu vực lân cận thuộc phạm vi quản lý.

Theo đó, đối với việc bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai tại các khu khai thác khoáng sản, thì cơ quan quản lý nhà nước có các trách nhiệm sau:

- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.

- Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý các khu khai thác khoáng sản.

- Rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.

- Tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình hạ tầng theo thẩm quyền.

- Tham mưu về kỹ thuật đối với việc xử lý sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và khu vực lân cận thuộc phạm vi quản lý.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

911 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào