Các tiêu chuẩn chung đối với nhà khoa học đầu ngành phải đáp ứng là gì? Hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm các giấy tờ nào?

Nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của nhà khoa học đầu ngành là gì? Các tiêu chuẩn chung đối với nhà khoa học đầu ngành phải đáp ứng là gì? Và hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm các giấy tờ nào? Anh Bảo Lâm (Thái Bình) đặt câu hỏi.

Nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của nhà khoa học đầu ngành là gì?

Về nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của nhà khoa học đầu ngành được căn cứ tại Điều 17 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP thì:

Nhiệm vụ của nhà khoa học đầu ngành
1. Nhiệm vụ chung:
a) Phát triển hướng nghiên cứu mới của ngành;
b) Phát triển ngành khoa học đạt trình độ quốc tế;
c) Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ kế cận của ngành;
d) Đại diện cho ngành phối hợp với các ngành khoa học khác trong nước và đại diện cho ngành trong quan hệ hợp tác, trao đổi khoa học với giới khoa học nước ngoài.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc theo Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học đã được Hội đồng xét chọn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập thông qua, trong đó đạt ít nhất một trong các kết quả sau đây:
- Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc tạp chí khoa học trong nước có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc Danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành hằng năm của Hội đồng giáo sư nhà nước; chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế thuộc chuyên ngành; hoặc tham gia là thành viên Ban biên tập tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Công trình khoa học được nhận giải thưởng quốc tế, giải thưởng trong nước có uy tín; hoặc sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; hoặc công nghệ, giải pháp kỹ thuật được ứng dụng trong thực tiễn;
b) Hằng năm, có hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành nghiên cứu; tham gia đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ kế cận của ngành, lĩnh vực;
c) Tham gia tư vấn, xây dựng, đánh giá, phản biện về các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và của ngành; tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất của ngành;
d) Tham gia tuyển chọn, nghiệm thu, phản biện độc lập các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh.

Theo đó, các nhiệm vụ chung của nhà khoa học đầu ngành đó là:

- Phát triển hướng nghiên cứu mới của ngành;

- Phát triển ngành khoa học đạt trình độ quốc tế;

- Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ kế cận của ngành;

- Đại diện cho ngành phối hợp với các ngành khoa học khác trong nước và đại diện cho ngành trong quan hệ hợp tác, trao đổi khoa học với giới khoa học nước ngoài.

Còn các nhiệm vụ cụ thể được nêu chi tiết tại khoản 2 Điều 17 trên.

Các tiêu chuẩn chung đối với nhà khoa học đầu ngành

Các tiêu chuẩn chung đối với nhà khoa học đầu ngành (Hình từ Internet)

Các tiêu chuẩn chung đối với nhà khoa học đầu ngành phải đáp ứng là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chung của nhà khoa học đầu ngành như sau:

Tiêu chuẩn nhà khoa học đầu ngành
...
2. Tiêu chuẩn chung của nhà khoa học đầu ngành:
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét, công nhận nhà khoa học đầu ngành nếu đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn chung sau:
a) Không vi phạm một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ, không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự;
b) Có kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn và năng lực tham gia hội nhập quốc tế, đại diện cho ngành, chuyên ngành trong các hoạt động trao đổi học thuật:
- Là người đứng đầu về chuyên môn của bộ môn khoa học, phòng thí nghiệm hoặc tương đương trong các đại học, trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền thành lập được quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 12 Luật Khoa học và Công nghệ hoặc là cá nhân có kinh nghiệm lãnh đạo nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm hoặc đơn vị học thuật có uy tín;
- Có khả năng tập hợp, huy động các cán bộ khoa học xuất sắc, dẫn dắt được nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện ý tưởng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới để phát triển, dẫn dắt một ngành hoặc một chuyên ngành khoa học;
- Được mời giảng dạy tại trường đại học thuộc nhóm 500 Đại học hàng đầu theo Bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng của các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli, Anh quốc hoặc Bảng xếp hạng các đại học trên toàn thế giới của Thời báo Giáo dục đại học Anh quốc; hoặc tham gia, hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài có uy tín, có kết quả khoa học chung đã được công bố; hoặc có báo cáo được mời trình bày tại các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành có uy tín; hoặc chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ở cấp quốc gia;
- Cá nhân làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học đã hướng dẫn chính ít nhất 05 nghiên cứu sinh.
c) Trình độ đào tạo và ngoại ngữ:
- Có trình độ tiến sỹ trở lên;
- Sử dụng thành thạo tiếng Anh hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức khác của Liên hiệp quốc.
d) Đáp ứng điều kiện về thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại khoản 3 Điều này;
đ) Có Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học được các Hội đồng quy định tại Điều 16 Nghị định này thông qua và có khả năng huy động được nhóm nghiên cứu để triển khai thực hiện Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.
Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học phải hướng đến phát triển được một hướng nghiên cứu mới, hoặc giải quyết được một vấn đề khoa học và công nghệ của đất nước, tiên phong triển khai các ý tưởng nghiên cứu khoa học mới, hoặc kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được chuyển giao, mang lại nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ có giá trị cho xã hội.

Hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm các giấy tờ nào?

Tại Điều 16 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành
1. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định này chủ động hoặc theo đề xuất của tổ chức khoa học và công nghệ công lập nơi công tác nộp hồ sơ xét công nhận nhà khoa học đầu ngành tại tổ chức khoa học và công nghệ nơi công tác. Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ nếu không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
a) Hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm có:
- Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành (theo Mẫu số 03/KHCN ban hành kèm theo Nghị định này);
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến chuyên môn;
- Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý nếu cá nhân thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập);
- Các tài liệu khác chứng minh đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này; Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.
b) Hồ sơ được nộp trực tiếp (hoặc tại Bộ phận Một cửa, nếu có) hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoặc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (đối với cá nhân không thuộc tổ chức khoa học công nghệ công lập).

Như vậy, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ nếu không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Và hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm có các giấy tờ sau đây:

- Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành (theo Mẫu số 03/KHCN ban hành kèm theo Nghị định 27/2020/NĐ-CP);

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến chuyên môn;

- Lý lịch khoa học (có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý nếu cá nhân thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập);

- Các tài liệu khác chứng minh đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 40/2014/NĐ-CP; Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,642 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào